Mô hình nêm tăng và giảm trong giao dịch forex

Nguyên Thu Trang 21/11/2022
Mở tài khoản HFM tại đây.

Mô Hình Nêm Là Một mô Hình Mang Tính Chất Dự Đoán Và Có Thể Cung Cấp Cho Các Nhà Giao Dịch Manh Mối Về Hướng Đi Và Khoảng Cách Của Lần Di Chuyển Giá Tiếp Theo. Mô Hình Này Xuất Hiện Thường Xuyên Trên Thị Trường Tài Chính Bởi Tính Đơn Giản Trong Nhận Diện Và Ứng Dụng.

Tuy là mô hình giá giúp các nhà đầu tư tạo lập được nhiều giao dịch thành công, nhưng mô hình cái nêm lại rất dễ bị nhầm lẫn với mô hình tam giác. Do đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về mô hình cái nêm, đặc điểm nhận dạng và cách giao dịch khi mô hình này xuất hiện. Cùng hocdautuforex theo dõi nhé!

Mô hình nêm là gì?

Mô hình cái nêm hay còn gọi là Wedge Pattern, đây là mô hình giá forex thường xuất hiện ở xu hướng tăng hoặc giảm, cung cấp tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng trước đó.

Mô hình nêm là dạng mô hình được xác định bởi 2 đường xu hướng đều hướng cùng về 1 phía, tạo ra hình dáng giống như một cái nêm.

 Mô hình nêm được chia thành 2 loại phổ biến:

– Mô hình Nêm tăng (Rising Wedge)

– Mô hình Nêm giảm (Falling Wedge)

Nêm tăng và Nêm giảm là hai mẫu hình trái ngược nhau. Do vậy mà cách nhận dạng, cách dự báo xu hướng tiếp theo khi chúng xuất hiện và cách giao dịch cũng đối lập nhau.

Cấu tạo của mô hình cái nêm

Vì mô hình nêm khi hình thành sẽ là giai đoạn tích tụ của giá bị co cụm lại bởi 2 đường xu hướng. Cho nên mấu chốt hình thành 1 cái nêm chính là 2 đường xu hướng, với đường nằm trên được xem như là đường kháng cự và đường nằm dưới được xem là đường hỗ trợ, chúng có xu hướng dốc lên hoặc dốc xuống.

Và độ dốc của 1 cái nêm được xem là mấu chốt quan trọng nhất của mô hình này để phân biệt với các dạng mô hình khác. Không kể, việc dốc lên dốc xuống kết hợp với xu hướng diễn ra trước đó sẽ ảnh hưởng tới việc khẳng định nêm đó được đóng vai Tấm hiền lành thuỳ mị nết na luôn cam chịu, chung thuỷ với xu hướng trước đó, hay là vai Cám luôn tìm cách lật nhanh như trở bàn tay, trở thành 1 dạng mô hình đảo chiều.

Từ đây cũng sẽ chia ra làm 2 dạng gồm: nêm tăng với 2 đường xu hướng hướng lên trên.

Ngược lại, nêm giảm gồm 2 đường xu hướng hướng xuống phía dưới.

Và cũng từ đây sẽ hình thành 2 lối giao dịch là giao dịch nêm theo dạng tiếp diễn và giao dịch với mô hình nêm theo dạng đảo chiều.

Như vậy cấu tạo của mô hình nêm sẽ gồm 2 đường xu hướng cùng 1 vùng giá nằm trong 2 đường xu hướng này. Tuy nhiên, nếu phần bị nhốt ở mô hình chữ nhật sẽ là vùng giá ngang với việc giá sẽ đập lên đập xuống 2 đường xu hướng này tạo thành 2 đường song song, thì với mô hình nêm giá sẽ đi trong đây theo dạng sóng, nghĩa là tạo ra các đỉnh các đáy thấp dần hoặc cao dần tuỳ vào từng loại mô hình.

Điều gì khiến mô hình cái nêm được hình thành?

Mô hình nêm là dạng mô hình nén nên quá trình hình thành nêm cũng chính là quá trình tích luỹ trước khi phát nổ, nhưng nếu so với mô hình chữ nhật thì quá trình này sẽ có phần trúc trắc trục trặc, lên lên xuống xuống để tạo các đỉnh các đáy theo hướng thấp dần hoặc tăng dần chứ không phải là những dạng đỉnh đáy ngang ngang như mô hình chữ nhật.

Ý nghĩa mô hình cái nêm

Mô hình cái nêm có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá và phân tích một xu hướng mới. Khi cái nêm xuất hiện trên biểu đồ sẽ báo hiệu cho:

  • Tín hiệu bán tăng, nếu mô hình cái nêm được hình thành thành 1 xu hướng giảm và giá giảm dưới đường hỗ trợ (cộng với độ lệch nhất định có thể);
  • Tín hiệu mua tăng, nếu mô hình được hình thành bằng 1 xu hướng tăng và giá tăng trên đường kháng cự (cộng với độ lệch nhất định có thể).

Sau khi hình thành cái nêm giá sẽ tiếp tục có sự dịch chuyển nhất định trong cùng một hướng, trước khi mô hình có ít nhất cùng một khoảng giá nhất định, giống như là sự thay đổi của giá từ đầu của xu hướng cho đến khi xuất hiện wedge.

Mô hình cái nêm xuất hiện mang ý nghĩa báo hiệu rằng thị trường đang trong trạng thái tạm nghỉ ngơi sau một xu hướng giá tăng hoặc giảm trước đó.

Lưu ý khi đánh giá mô hình cái nêm

Vậy, để tạo nên được một mô hình nêm đạt tiêu chuẩn thì cần phải có các yếu tố sau:

  • Các đỉnh và đáy va chạm vào 2 cạnh cái nêm càng nhiều lần thì dấu hiệu dự báo càng chính xác.
  • Các đường xu hướng phải đồng thuận cùng hướng lên hoặc hướng xuống.

Tuy nhiên, đối với những Trader muốn thực hiện các giao dịch theo lối lướt sóng thì không nhất thiết phải áp dụng đúng theo quy tắc này mà chỉ cần xác định giá chạm tối thiểu 3 điểm cho 2 cạnh của cái nêm thì đã có thể xác định xu hướng và tiến hành giao dịch. .

Một điểm lưu ý nữa mà chúng ta cần nắm đó là giá càng chạm ít đi thì mức độ phá vỡ giá hoặc mô hình đó có thể là không chính xác. Do vậy khi thực hiện các giao dịch có cái nêm, các bạn nên đánh giá trực quan nhất đồng thời kết hợp với nhiều yếu tố và kỹ năng khác để hạn chế tối đa những rủi ro nhé.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình cái nêm

Để có được các giao dịch thành công khi có mô hình cái nêm xuất hiện, bạn phải xác định được xu hướng di chuyển của giá trước khi mô hình cái nêm xuất hiện. Sau đó chỉ cần vẽ mô hình cái nêm trên biểu đồ bằng cách nối 2 đỉnh phía trên lại với nhau để tạo thành một  đường kháng cự và nối 2 đáy phía dưới với nhau để tạo thành đường hỗ trợ. Sau khi hoàn thiện biểu đồ, ta chỉ cần xác định các điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời dựa theo từng dạng của mô hình. Cụ thể sau đây chúng tôi sẽ liệt kê các thao tác cần làm để thực hiện một giao dịch với mô hình cái nêm đơn giản:

Bước 1: Xác định xu hướng

Cần sử dụng công cụ hỗ trợ trên khung thời gian cao hơn để xác định chính xác xu hướng di chuyển trước khi hình thành mô hình cái nêm. Bạn có thể dễ dàng xác định xu hướng bằng đường trendline.

  • Một xu hướng tăng sẽ tạo được đỉnh/đáy sau cao hơn đỉnh/đáy trước.
  • Một xu hướng giảm sẽ tạo đỉnh/đáy sau thấp hơn đỉnh/đáy trước.

Bước 2: Xác định mô hình nêm

Sau một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh, nếu thấy giá dịch chuyển chậm lại trong phạm vi hẹp, thì bạn hãy xác định mô hình giá bằng cách nối các đỉnh/đáy lại với nhau. Nếu thấy 2 đường thẳng này cùng dốc lên hoặc dốc xuống và có xu hướng hội tụ hoặc mở rộng dần thì mô hình giá xuất hiện.

Bước 3: Thực hiện lệnh

Mỗi mô hình sẽ cho tín hiệu giao dịch khác nhau. Vì thế trader cần căn cứ vào mô hình đã xác định để vào lệnh. Cụ thể như sau:

1. Đối với mô hình nêm tăng

Mô hình nêm tăng dù xuất hiện trong xu hướng tăng hay giảm, khi giá breakout khỏi đường hỗ trợ đều đi xuống. Vì thế, trader có thể thực hiện lệnh Sell.

  • Điểm vào lệnh ngay khi giá phá vỡ đường hỗ trợ đi xuống (có sự xác nhận của nến đỏ liên tiếp) hoặc giao dịch khi quay lại retest lại vùng đã phá vỡ.

  • Điểm cắt lỗ (stop loss): Bên trên vùng kháng cự nêm tăng và đảm bảo quy tắc 2% cắt lỗ cho mỗi lệnh thực hiện.
  • Điểm chốt lời: Cách điểm vào lệnh bằng chiều rộng nêm hoặc đảm bảo tỷ lệ R:R là 1 : 3 hay tại với các mức quan trọng từ 61.8% – 168% của công cụ Fibonacci Extension.

2. Đối với mô hình nêm giảm

Đối với mô hình nêm giảm, sau khi giá breakout khỏi đường kháng cự sẽ đi lên. Đây sẽ là cơ hội tốt để trader vào bệnh Buy.

  • Điểm vào lệnh ngay sau khi giá phá vỡ đường kháng cự đi lên hoặc chờ giá hồi lại xác nhận điểm đã phá vỡ. Để tránh việc phá vỡ giả trader nên vào lệnh khi có sự xác nhận của nến tín hiệu màu xanh.
  • Cắt lỗ: Bên dưới đường hỗ trợ
  • Chốt lời: Đảm bảo tỷ lệ R:R đạt 1:3 hoặc tại các mốc Fibonacci mở rộng quan trọng. Ngoài ra, điểm chốt lời có thể đặt bên trên điểm vào lệnh Buy 1 đoạn bằng chiều rộng của cái nêm.

Ví dụ: ETH/USDT trên khung thời gian H4.

 

Xu hướng chính là tăng giá, trong đợt giảm điều chỉnh gần nhất đã xuất hiện mô hình nêm giảm với biên độ dao động giữa hai cạnh của nêm đã thu hẹp và cùng hướng xuống dưới. Trong trường hợp này trader có thể vào lệnh như sau:

  • Điểm vào lệnh: Ngay tại vùng breakout kháng cự của nêm tại mức giá 3,136.80 USDT. Hoặc tại điểm 3,233 USDT giá hồi lại retest lại vùng đã phá vỡ
  • SL: Dưới vùng hỗ trợ của nêm tại điểm 3,035 USDT.
  • TP: Tại các mức Fibonacci từ 78.6% (tương đương với  3,395 USDT) đến 168% (tương đương với 3,654 USDT)

Thế nào là mô hình cái nêm chuẩn chỉnh?

Như vậy từ diễn giải phía trên, có thể thấy nêm vẫn bao gồm 2 đường xu hướng, nhưng 2 đường này chúng phải hoà thuận với nhau tức là lên thì cùng lên mà xuống thì cùng xuống.

Chứ còn ngang trái kiểu 1 đường thì hướng lên trên, đường còn lại hướng xuống dưới, ngược hướng nhau thì đấy sẽ được xác định là những dạng mô hình cờ, cờ đuôi nheo hoặc mô hình tam giác.

Ngoài ra, vì được nhốt bởi 2 đường xu hướng nên theo Bulkowski, một trong những tác giả rất nổi tiếng về sách mô hình có cho rằng, giá cần phải chạm vào 2 đường xu hướng này ít nhất 5 lần, có nghĩa là ba điểm trên một đường xu hướng và ít nhất hai điểm cho đường còn lại.

Điều này về lý thuyết hoàn toàn đúng, bởi 1 theo định nghĩa về đường xu hướng thì chỉ cần 2 điểm để kẻ 1 đường xu hướng, nhưng cần phải có ít nhất là 3 điểm mới xác định được 1 xu hướng.

Nên khi giá chạm lên 1 đường ít nhất 3 lần, đó là dấu hiệu xác nhận 1 xu hướng được hình thành, nó sẽ có giá trị và tăng độ hiệu quả nếu như kết hợp điều này với xu hướng diễn ra trước khi nêm được hình thành.

Như ví dụ bên dưới, khi giá chạm đường hỗ trợ nhiều lần sẽ mang tới cho các bạn 2 thông tin:

  1. Xác nhận được xu hướng Và cho dù ở dạng nào đi chăng nữa khi các bạn nối 2 đường xu hướng này lại với nhau thì những đỉnh đáy được tạo ra ở xung quanh mô hình nêm này vẫn phải theo công thức:
    • Mô hình nêm tăng: sẽ tạo ra các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn.
    • Với dạng mô hình nêm giảm thì sẽ luôn tạo ra các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn.

    Và một điểm nữa cũng theo Bulkowski, khi giao dịch với mô hình nêm thì thời gian hình thành mô hình tối thiểu trong vòng 3 tuần và thường kéo dài không quá 4 hoặc 5 tháng.

    Nếu như mô hình hình thành với thời gian ít hơn 3 tuần, sẽ là một trong những dạng mô hình khác cũng có thể là dạng mô hình cờ. Có thể thấy, với mô hình nêm sẽ được xem là dạng mô hình dài hạn, còn đối với dạng mô hình cờ sẽ được xem là mô hình ngắn hạn.

  2. Khi giá chạm lên các đường xu hướng này càng nhiều lần nhưng không phá vỡ, càng chứng tỏ đường xu hướng rất mạnh và cứng. Nên khi giá có thể phá vỡ qua khỏi đường xu hướng để giảm xuống thì giá sẽ đi một đoạn rất xa.

Và cho dù ở dạng nào đi chăng nữa khi các bạn nối 2 đường xu hướng này lại với nhau thì những đỉnh đáy được tạo ra ở xung quanh mô hình nêm này vẫn phải theo công thức:

  • Mô hình nêm tăng: sẽ tạo ra các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn.
  • Với dạng mô hình nêm giảm thì sẽ luôn tạo ra các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn.

Và một điểm nữa cũng theo Bulkowski, khi giao dịch với mô hình nêm thì thời gian hình thành mô hình tối thiểu trong vòng 3 tuần và thường kéo dài không quá 4 hoặc 5 tháng.

Nếu như mô hình hình thành với thời gian ít hơn 3 tuần, sẽ là một trong những dạng mô hình khác cũng có thể là dạng mô hình cờ. Có thể thấy, với mô hình nêm sẽ được xem là dạng mô hình dài hạn, còn đối với dạng mô hình cờ sẽ được xem là mô hình ngắn hạn.

Như vậy, mấu chốt để tạo ra được một mô hình nêm chuẩn chỉnh đó là: một là các đỉnh và đáy va chạm vào 2 cạnh nêm càng nhiều lần càng tốt, hai là các đường này phải cùng hướng lên hoặc cùng hướng xuống thì đấy mới được xem là mô hình nêm.

Tuy nhiên, nếu như bạn giao dịch theo lối lướt sóng thì bạn không nhất thiết cần phải tuân thủ đúng quy tắc này mà chỉ cần giá chạm ít nhất là 3 điểm cho 2 cạnh nêm là bạn cũng có thể giao dịch.

Nhưng các bạn lưu ý: giá càng chạm ít thì mức độ phá vỡ hoặc mức độ mô hình bị fake sẽ càng cao. Cho nên nếu như các bạn cảm thấy lệnh giao dịch đã có lời, thì nên suy nghĩ cân nhắc chốt hoặc là cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác để tránh rủi ro nhiều hơn các bạn nhé.

Một số thắc mắc về mô hình nêm tăng hoặc nêm giảm

Mô hình nêm là dạng mô hình tiếp diễn hay đảo chiều?

Nêm có thể là mô hình tiếp diễn hoặc mô hình đảo chiều.

Hai đường xu hướng trong  mô hình nêm sẽ phải luôn cùng hướng với nhau?

Đúng, lên thì cùng lên và xuống thì cùng xuống.

Mô hình nêm hay xuất hiện ở đâu?

Lúc thị trường chuẩn bị có sự kiện đặc biệt như Non farm (bảng lương phi nông nghiệp), tin lãi suất, chủ tịch FED chuẩn bị phát biểu. Lúc đó, thường trader hay chờ giá break cạnh nào sẽ đánh theo cạnh đó. Tuy nhiên, giao dịch lúc tin ra rất rủi ro và nguy hiểm, khi bạn chưa thực sự có kinh nghiệm thì nên đứng ngoài hoặc nếu muốn chơi thì nên đánh nhỏ, đánh vui đừng đánh theo dạng đặt cược hoặc phang với khối lượng lớn bạn nhé.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của tôi về mô hình nêm tăng và nêm giảm. Tôi hi vọng các hướng dẫn này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình giao dịch forex. Như tôi có nói từ trước, mô hình cái nêm là một dạng mô hình khá dễ dãi và xuất hiện rất nhiều trong giao dịch forex.

Cho nên các bạn cần nghiên cứu rõ về điểm cấu tạo của mô hình, cũng như thế nào là một mô hình nêm chuẩn chỉnh để tránh nhầm lẫn trong quá trình giao dịch forex. Nếu như có bất kỳ thắc mắc gì các bạn cứ để lại bình luận bên dưới, tôi sẽ trả lời toàn bộ thắc mắc của các bạn.

Chúc các bạn thành công!

Mở tài khoản HFM tại đây.
Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn