Mô hình tam giác trong forex có gì đặc biệt?

Nguyên Thu Trang 20/11/2022
Mở tài khoản HFM tại đây.

Mô hình tam giác là mô hình giá thường xuyên xuất hiện trên biểu đồ với nhiều biến thể khác nhau: mô hình tam giác tăng, giảm và cân. Mỗi mẫu hình sẽ có đặc điểm nhận dạng và cách giao dịch khác nhau.  Để giúp mọi người hiểu rõ về mô hình Triangle (mô hình tam giác), trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về mô hình tam giác, đặc điểm nhận dạng và cách giao dịch với mô hình này sao cho hiệu quả cao nhất. Mời các bạn cùng theo dõi!

Thế nào là mô hình tam giác?

Chúng được đặt tên là hình tam giác vì đường xu hướng trên và dưới cuối cùng gặp nhau để tạo thành một đỉnh và kết nối các điểm bắt đầu của cả hai đường xu hướng hoàn thành một hình tam giác, và cũng vì lẽ đó mô hình này được xem là dạng mô hình tích luỹ.

Đặc điểm của mô hình tam giác ra sao? có dễ nhận dạng không?

Để nhận biết mô hình tam giác các trader cần căn cứ vào các yếu tố sau:

  • Mô hình cần phải có ít nhất 4 điểm để hình thành, trong đó bao gồm tối thiểu 2 đỉnh trên và tối thiểu 2 đáy dưới.
  • Đỉnh sau phải thấp hơn đỉnh trước và đáy sau phải thấp hơn đáy trước, từ đó dẫn đến độ dốc đường hỗ trợ lớn hơn độ dốc đường kháng cự.
  • Cuối cùng, hai cạnh của tam giác phải hội tụ về 1 điểm, nghe có vẻ đơn giản nhưng đây lại là yêu cầu không thiếu.

Chú ý rằng, khi giá break out ra khỏi một trong hai cạnh của tam giác thì mô hình mới được xác nhận hoàn thành. Nếu nắm bắt được thời cơ, các nhà đầu tư có thể thu được khá nhiều lợi nhuận khi giao dịch với mô hình giá này.

Thực tế, nếu nghiên cứu kỹ về từng dạng mô hình bạn sẽ thấy diễn biến tâm lý ở mỗi dạng cũng khá khác nhau, muôn hình muôn vẻ, chứ không phải chỉ theo 1 dạng duy nhất.

Khi mô hình tam giác mới được hình thành cho thấy cả phe mua và bán đều không quyết liệt trong cuộc chiến giành quyền áp đảo. Nhưng càng đi về cuối mô hình, một trong 2 phe quyết định dốc hết lực để đưa giá đi theo xu hướng kỳ vọng. Hoặc dưới sự tác động từ một tin tức nào đó khiến đa số trader sẽ cùng đi chung một hướng làm cho giá bị phá vỡ. Đồng thời cũng chính tại thời điểm giá phá vỡ đã tác động mạnh đến tâm lý những trader đang  đứng thập thò ở ngoài thị trường, dẫn tới việc họ sẽ  đi theo xu hướng giá break out, nên đã đẩy giá đi xa hơn.

Các biến thể của mô hình tam giác cần phải tinh ý nhận diện

Trong  những bài trước  chúng tôi đã hướng dẫn các bạn mô hình hình chữ nhật, là dạng mô hình được tạo bởi 2 đường xu hướng song song.

Trong trường hợp khi 2 đường này khi không song song mà lại gặp nhau tại một điểm, lúc đó sẽ hình thành mô hình tam giác. Và hình tam giác có thể là kết quả của một đường xu hướng dốc lên hoặc một đường dốc xuống. Đôi khi có thể là sự đơm hoa kết trái giữa 2 đường gồm: 1 đường nằm ngang cùng 1 đường dốc lên trên hoặc dốc xuống dưới, kết hợp lại tạo ra hình thái khác nhau.

  • Khi  đường nằm dưới là 1 hỗ trợ nằm ngang và phía trên là đường xu hướng nghiêng xuống, được gọi là tam giác giảm dần.
  • Khi đường xu hướng  phía dưới là 1 đường trendline tăng, đường trên là vùng kháng cự nằm ngang, sẽ được gọi là tam giác tăng dần.
  • Khi  đường trendline trên giảm và  đường dưới tăng lên,  sẽ được gọi là tam giác cân.
  • Khi cả đường trên và dưới cùng đi theo 1 hướng (hướng lên hoặc hướng xuống) được gọi là hình nêm.
  • Khi hai đường  cùng hướng ra  như 1 hình tam giác ngược, sẽ được gọi là mô hình mở rộng. 

Vậy các bạn đã hiểu tại sao nên biết rõ 1 số mô hình chưa? Thực tế nhiều dạng nó chỉ là biến thể được sinh sau đẻ muộn của những dạng mô hình cơ bản nhất. Nên bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi vào phần đầu tiên, chính là mô hình tam giác cân các bạn nhé.

Mô hình tam giác cân

Mô hình tam giác cân được tạo thành từ một đường trendline giảm (dốc xuống) và một đường trendline tăng (dốc lên). 2 đường trendline có độ nghiêng tương đối bằng nhau, hội tụ tại một điểm chính giữa nằm bên phải mô hình. Khối lượng giao dịch giảm từ trái qua phải.

Mô hình tam giác cân báo hiệu điều gì xảy ra?

Mô hình tam giác cân có thể xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm, cung cấp tín hiệu trung lập. Mô hình này cho thấy hai phe mua và bán đều đang có tâm lý chờ đợi động thái tiếp theo của thị trường. Vì vậy, trader cần chờ tín hiệu xác nhận phá vỡ cạnh của tam giác. Sau khi breakout giá sẽ di chuyển theo hướng bứt phá.

Điều gì khiến mô hình tam giác cân được hình thành?

Cái tên tam giác cân phần nào đã lí giải được diễn biến tâm lý của 2 phe trong quá trình mô hình được tạo thành, đều đang ở trạng thái cân bằng, không phe nào chiếm ưu thế, điều này càng được thể hiện rõ ở kết cấu của tam giác cân với 1 đường xu hướng dốc lên trên và 1 đường xu hướng dốc xuống dưới.

Trong suốt quá trình tạo đỉnh và đáy ở trong mô hình tam giác, cứ có 1 phe xả lại có 1 phe hứng toàn bộ số hàng đó, khiến cho lực lượng cung cầu lúc nào cũng ở trạng thái cân bằng. Và chúng được siết chặt bởi 2 đường xu hướng, sao cho càng đi tới cuối cạnh thì càng được thu hẹp dần, cũng là để cho thấy toàn bộ quá trình tạm nghỉ và tích luỹ này sắp đi đến hồi kết, cho đến khi một trong 2 phe áp đảo quyết tâm phá vỡ 1 trong 2 đường xu hướng, cũng là lúc xác nhận phe buy hay phe sell sẽ thắng thế.

Cách giao dịch với mô hình tam giác cân

Có 2 trường hợp xảy ra khi mô hình tam giác cân được hình thành là:

  • Nếu mô hình tam giác cân được tạo thành ở cuối của xu hướng tăng giá thì khi giá breakout khỏi vùng kháng cự thì xu hướng cũ sẽ tiếp diễn đây là cơ hội thích hợp để các trader mở một lệnh mua.
  • Nếu mô hình tam giác cân được tạo thành trong một xu hướng giảm thì khi giá bứt ra khỏi ngưỡng hỗ trợ giá sẽ tiếp tục giảm. Đây là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư nên bán ra.

Đối với hầu hết các nhà đầu tư, đặc biệt là các trader mới và có ít kinh nghiệm, thời điểm vào lệnh an toàn nhất là khi mô hình tam giác đã được xác nhận hoàn chỉnh. Khi đó chúng ta sẽ đặt lệnh như sau:

  • Vào lệnh: Đặt lệnh mua tại điểm phía trên đường kháng cự một chút hoặc một lệnh bán ở phía dưới đường hỗ trợ.
  • Cắt lỗ (stop loss): Đối với lệnh mua ta sẽ đặt ở đáy gần nhất, tương tự đối với lệnh bán, stop loss ở đỉnh gần nhất.
  • Chốt lời (take profit): Ta đặt tại điểm mà độ dài từ điểm đó đến điểm breakout bằng với độ dài cạnh đáy của tam giác và cùng hướng với vị trí vào lệnh.

Mô hình tam giác tăng

Mô hình tam giác tăng là gì?

Mô hình Tam giác tăng là dạng mô hình 3 phải được hình thành bởi đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ dốc lên, hội tụ tại một điểm ở bên phải tạo thành một hình tam giác.

Đặc điểm của mô hình tam giác tăng

Mô hình tam giác tăng  có 2 đường xu hướng:  1 đường kháng cự nằm ngang ở phía trên và 1 đường hỗ trợ có xu hướng dốc lên trên theo chiều hướng đi lên nằm ở phía dưới, nên mô hình này mới có tên gọi tam giác tăng là vì vậy.

Và tất nhiên sẽ luôn có 1 vùng giá được nhốt ở trong 2 đường xu hướng này.

Tại sao mô hình tam giác tăng lại hình thành

Với cấu tạo là 1 đường kháng cự ở phía trên như là 1 cái rào chắn không cho giá có thể vượt qua được, trong khi đó với 1 đường xu hướng dốc lên trên cho thấy ở vùng tam giác này phe mua tích cực hơn so với phe bán khi giá liên tiếp tạo ra các đáy cao dần lên.

Tuy nhiên, cho dù phe mua có mạnh hơn so với phe bán nhưng cứ khi chuẩn bị đẩy giá lên cao hơn nữa lại gặp phải kỳ đà cản mũi đó chính là phe bán, nên việc đập lên đường kháng cự xong rồi rơi lại vùng hỗ trợ cũng cho thấy phe bán phần nào vẫn kìm hãm được phe mua.

Nhưng dù vậy thì phe mua vẫn không tạo đáy thấp hơn mà cứ tạo đáy cao dần, chính vì thế theo nghiên cứu của 1 tác giả nào đấy mà mình quên rồi, nhưng đại khái là với dạng mô hình tam giác tăng, giá phá vỡ để tiếp tục tăng chiếm 77%, trong khi đó chỉ có 23% là giá đảo chiều chuyển thành giảm. điều này cũng hoàn toàn hiểu được nhờ vào sự áp đảo của phe mua trong quá trình tích luỹ để tạo ra mô hình tam giác tăng.

Cách giao dịch với mô hình tam giác tăng

Để giao dịch với mô hình tam giác tăng, điều cơ bản đầu tiên là bạn cần vẽ hai đường xu hướng kháng cự và hỗ trợ trên đồ thị. Sau đó thực hiện xác định các điểm vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ.

  • Vào lệnh: Nếu giá xác nhận phá vỡ ngưỡng kháng cự thì sẽ vào một lệnh buy hoặc một lệnh sell nếu giá breakout khỏi đường hỗ trợ.
  • Stop loss (cắt lỗ): Bạn đặt tại đáy gần nhất đối với lệnh buy hoặc tại đỉnh gần nhất đối với lệnh sell.
  • Take profit (chốt lời): tại điểm mà khoảng cách từ vị trí đó đến điểm breakout bằng với độ cao của tam giác và cùng chiều với xu hướng vào lệnh.

Mô hình tam giác giảm

Mô hình tam giác giảm là gì?

Hơi khác so với mô hình tam giác tăng, tam giác giảm gồm một cạnh phía dưới là đường hỗ trợ nằm ngang và một cạnh phía trên là đường kháng cự nối các đỉnh có hướng dốc xuống. Hai cạnh này giao nhau tại một điểm phía bên phải của mô hình.

Đặc điểm của mô hình tam giác giảm

  • Trước khi tam giác giảm được hình thành, thị trường thường dao động trong một xu hướng giảm. Dự báo phe bán đang chiếm ưu thế và phe mua đang yếu dần.
  • Các đỉnh sau ngày càng thấp hơn các đỉnh trước cho thấy lực bán đang ngày càng tăng mạnh và dần chiếm vị thế áp đảo. Đến khi lực bán đủ lớn, giá sẽ phá vỡ đường hỗ trợ và tiếp tục đâm xuống rất mạnh. Khi này nhà đầy tư có thể cân nhắc sử dụng lệnh chờ sell stop. Đến khi giá xuống đến đi xuống điểm đặt lệnh sẽ tự động khớp.

Một lưu ý nhỏ là các bạn nên chờ khi mô hình được tạo thành một cách hoàn chỉnh thì mới thực hiện giao dịch để có thể hạn chế tối đa số tiền thua lỗ cũng như rủi ro “cạn kiệt” tài khoản.

Tại sao mô hình tam giác giảm lại hình thành?

Ở mô hình này, giá  thay vì tạo các đỉnh cao hơn thì bắt đầu tạo ra những đỉnh thấp hơn chứng tỏ phe bán dường như có vẻ đang chiếm ưu thế, nên càng đi xuống cuối tam giác thì mô hình càng ngày càng được thu hẹp dần, không kể do đường hỗ trợ lúc này mặc dù giống như 1 cái giá đỡ để giúp cho giá có thể trụ lại ở 1 vùng giá nhất định nhưng với việc liên tiếp tạo ra đỉnh thấp dần nên cũng 1 cao thủ nào đó nghiên cứu kết quả là xác suất để giá phá vỡ giảm ở mô hình này cao hơn so với xác suất phá vỡ tăng và tỷ lệ là 64%: 36%. Tuy nhiên, như đã nói lúc đầu, mô hình giá Tam giác không cho tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn chính vì thế nếu đường xu hướng dưới trong mô hình này thật sự là một ngưỡng hỗ trợ mạnh thì khả năng giá phá vỡ tăng sẽ cao hơn.

Cách giao dịch với mô hình tam giác giảm

Phương pháp giao dịch với mô hình tam giác giảm hoàn toàn tương tự với mô hình tam giác tăng. Khi giá breakout xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ thì đây là cơ hội thích hợp để các trader vào lệnh mua. Ngược lại, khi khu vực kháng cự bị phá vỡ là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư đặt lệnh bán trên thị trường.

  • Vào lệnh: ta mở lệnh bán bên dưới mức hỗ trợ và đặt lệnh mua phía trên mức kháng cự.
  • Cắt lỗ: Đối với lệnh buy thì cắt lỗ sẽ đặt tại đáy gần nhất và đỉnh gần nhất đối với lệnh sell.
  • Chốt lời cũng giống như mô hình tam giác tăng. Tức là đặt tại điểm cách điểm đặt lệnh bằng chiều cao của tam giác. Điểm đặt chốt lời luôn cùng chiều với xu hướng đặt lệnh.

Có những lưu ý gì khi sử dụng mô hình tam giác?

Bất kỳ công cụ phân tích kỹ thuật nào cũng sẽ tồn tại 2 mặt ưu và nhược điểm. Mô hình tam giác cũng vậy, trong thực tế trader vẫn bị thua lỗ với mẫu hình này. Vậy làm sao để tránh thua lỗ? Dưới đây là một vài lưu ý chúng tôi muốn trader nắm được khi giao dịch với mô hình tam giác.

  • Xác định chính xác xu hướng trước khi hình thành mô hình. Đối với mô hình tam giá tăng và giảm thì cần đảm bảo xu hướng vẫn đang mạnh mẽ.
  • Kiên nhẫn chờ đợi giá break out khỏi mô hình và nắm được đặc điểm của mô hình tam giác để dễ dàng phân biệt với các mẫu hình giá khác.
  • Tuyệt đối không sử dụng một mình tín hiệu từ mô hình giá mà nên kết hợp ít nhất 2 tín hiệu từ các chỉ báo và công cụ phân tích kỹ thuật khác.
  • Không một ai có thể đảm bảo giá sẽ đi đúng hướng mình dự đoán, thực tế sai số vẫn rất nhiều. Cho nên trader không bao giờ được quên đặt cắt lỗ, chốt lời cho mỗi lệnh giao dịch.
  • Luôn tuân thủ quy tắc quản lý vốn và rủi ro. Tuyệt đối không được fomo hay cố gắng gồng lời, gồng lỗ, mà dời SL và TP.

Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến mô hình tam giác tại sàn giao dịch Forex, Trader Forex hy vọng với những thông tin này các nhà đầu tư sẽ có quyết định sáng suốt nhất khi thực hiện các giao dịch.

Hãy luyện tập thường xuyên để nâng cao kinh nghiệm giao dịch cho bản thân nhé!

Mở tài khoản HFM tại đây.
Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn