Mô hình cốc tay cầm tất cả những điều trader cần tìm hiểu

Nguyên Thu Trang 23/11/2022
Mở tài khoản HFM tại đây.

Mô hình cái cốc và tay cầm (Cup and Handle) là mô hình khá lạ lẫm đối với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới tham gia thị trường forex. Nếu bạn muốn trở thành trader giao dịch theo phong cách price action thì đây chính là mô hình giá mà bạn không nên bỏ qua. Vậy mô hình cốc tay cầm là gì? Các đặc điểm của mô hình này như nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Mô hình giá cốc tay cầm là gì?

Mô hình giá cốc và tay cầm là dạng mô hình tiếp diễn, đánh dấu 1 giai đoạn củng cố, sau khi bứt phá sẽ tiếp tục xu hướng ban đầu. Mô hình có kết cấu giống hệt cốc uống cà phê, trong đó phần cốc có dạng hình tròn hoặc giống chữ “U” và tay cầm sẽ hơi lệch nhẹ nhẹ.

Có 2 dạng mô hình cốc và tay cầm gồm: cốc và tay cầm thuận, loại thứ 2 chính là cốc và tay cầm nghịch.

Sự xuất hiện của mô hình chiếc cốc tay cầm được xem như 1 giai đoạn củng cố, sau khi giá bứt phá khỏi mô hình sẽ tiếp tục xu hướng ban đầu mạnh mẽ. Dựa vào tín hiệu mà mô hình này cung cấp, trader hoàn toàn có thể vào lệnh Buy/Sell thuận xu hướng.

Cấu tạo của mô hình cốc tay cầm?

1. Phần cốc (Cup)

  • Được hình thành sau một xu hướng tăng tối thiểu là 30%. Giai đoạn này có thể được xem là khởi đầu hoàn hảo cho sự bứt phá vọt lên ngay sau khi tay cầm được xác nhận hoàn chỉnh.
  • Ban đầu thị trường đang ở trong xu hướng tăng rồi bắt đầu giảm dần tạo thành phần thân cốc bên trái.
  • Một thời gian sau, giá di chuyển đến đáy cốc và bắt đầu điều chỉnh đi lên để hoàn thiện nốt phần thân bên phải của chiếc cốc.

Theo “cha đẻ” của mô hình này, William J.O’Neil cho biết thời gian để thân cốc được hoàn chỉnh khoảng từ 3 – 6 tháng. Hơn nữa, độ cao từ miệng cốc đến đáy cốc thường là 12 – 15 %, hoặc có thể lên tới 33% so với mức giá ở miệng cốc.

Với mô hình này, khi nối 2 đỉnh cốc với nhau ta sẽ được đường kháng cự. Như đã đề cập ở trên, 2 đỉnh cốc không nhất thiết phải bằng nhau, thường là đỉnh trái sẽ thấp hơn; do đó đường kháng cự có thể hơi chếch lên trên 1 chút.

2. Phần tay cầm (Handle)

  • Sau khi phần “Cup” được hoàn chỉnh, thị trường sẽ có một đợt giảm giá nhẹ với độ sâu phổ biến là bằng ⅓ chiều cao của cốc. Cần lưu ý rằng, độ sâu này không được dài quá ½ độ sâu của cốc.
  • Sau khoảng tích lũy từ 1 – 4 tuần, giá điều chỉnh đi lên tạo thành hình tay cầm hoàn chỉnh. Sau đó nếu giá tiếp tục tăng để break out ra khỏi tay cầm thì đây là thời điểm mô hình cốc và tay cầm được xác nhận.

Điều gì khiến mô hình cái cốc và tay cầm được hình thành?

William O’Neil đã xác định để hình thành nên mô hình cái cốc và tay cầm cần có tất cả bốn giai đoạn chính:

Giai đoạn thứ nhất: kéo dài từ 1- 3 tháng, là thời điểm bắt đầu chuẩn bị xuất hiện mô hình cốc và tay cầm. 

Như vậy trước khi mô hình được hình thành, giai đoạn đầu tiên chính là 1 quá trình tăng giá diễn ra.

Giai đoạn thứ 2: sẽ được hình thành chính là giá bắt đầu điều chỉnh giảm, trong  suất quá trình này sẽ hình thành nên phần cốc.

Trong phần cốc sẽ chia làm 2 nửa. Nửa đầu tiền bên tay trái, khi giá đã tăng trong 1 khoảng thời gian dài, trader sẽ có xu hướng chốt lời.

Thực tế, đây là việc hết sức bình thường bởi vì khi có 1 đà tăng giá trước đó sẽ dẫn tới việc có 1 bộ phận lớn trader chốt lời. Giả sử bạn mới múc vàng, sau đó giá lên vèo vèo thì bạn có chốt không?

Chốt chứ, ngu gì mà không chốt? Có lời không chốt là có lỗi với Market!

Tất nhiên, không chỉ bạn mà có hàng vạn trader cũng sẽ có cùng suy nghĩ như thế, điều này khiến cho giá sẽ bắt buộc phải giảm so với đà tăng trước đó, nên giá sẽ bắt đầu tụt dần, tụt dần, nhờ vậy đã hình thành nên nửa cốc bên tay trái.

Nhưng khi bắt đầu hình thành 1 nữa cái cốc bên phải, sẽ có 1 bộ phận nhận ra rằng thị trường vẫn đang rất lạc quan nên thay vì bán họ sẽ mua vào, với niềm tin là họ đã bắt được đáy của thị trường. Nên đã làm giá tăng dần và tạo ra nửa phần còn lại của mô hình cốc và tay cầm.

Vì cũng có nhiều trader cùng lúc nghĩ như thế múc liên tục,  khiến cho giá tăng từ từ, đẩy lên bằng với miệng cốc tức thành 1 đường tròn, giá đã chạm vào đúng kháng cứ trước đó. Điều này không chỉ khiến phần cốc được hình thành mà cũng cho thấy 1 bộ phận nhà đầu tư khi mua được giá tại phần đáy đã bắt đầu tìm cách xả hàng.

Nhưng quá trình chốt lời này không làm cho giá giảm sâu thút lút, thay vào đó nó chỉ giảm khá ngắn chỉ để hình thành nên tay cầm. Bởi vì nhiều người vẫn lạc quan tin tưởng giá sẽ bay vút. Điều này cũng đã được minh chứng khi giá phá vỡ khỏi tay cầm và vút bay!

Các đặc điểm nhận dạng mô hình cốc tay cầm (tránh nhầm lẫn với mô hình khác)

Mô hình cốc tay cầm khá dễ để nhận ra. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều lúc đường giá không đáp ứng đủ các tiêu chí. Điều này có thể dẫn đến các mô hình thất bại và nhà đầu tư không đạt được lợi nhuận như ý muốn. Vì vậy, cần xem xét những tiêu chí sau để phân biệt mô hình nào là đáng tin cậy.

  • Chiều dài đáy cốc: Nhìn chung, cốc có đáy hình chữ “U” sẽ mang lại tín hiệu mạnh hơn đáy hình chữ V
  • Độ sâu: Phần thân cốc không nên giảm quá sâu. Thông thường, nếu giảm hơn 50% nhiều khả năng mô hình sẽ thất bại
  • Không hình thành phần tay cầm: Nhiều mô hình không giảm xuống để tạo thành tay cầm mà tăng lên ngay lập tức. Những mô hình này có nhiều khả năng không thành công.
  • Khối lượng giao dịch: Phần thân cốc sẽ có khối lượng giao dịch giảm dần, càng về chỗ trũng của thân cốc thì càng giảm. Phần tay cầm cũng có thanh khoản thấp khi giá bắt đầu điều chỉnh giảm, thể hiện rằng không ai muốn bán nữa. Vào phiên có cây nến breakout, khối lượng giao dịch tăng đột biến là một dấu hiệu cho thấy mô hình cốc tay cầm này là đáng tin cậy.
  • Test lại: Không phải mô hình nào cũng có giai đoạn test lại. Nếu có, việc kiểm tra lại mức kháng cự trước đó không bắt buộc phải chạm lại đường miệng cốc.

Cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm

Phương pháp giao dịch với mô hình cốc tay cầm được đánh giá là khá đơn giản bởi bạn chỉ cần xác định chuẩn thời điểm vào lệnh buy là đã giải quyết được 80% vấn đề.

Cụ thể, để vào một lệnh mua, bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau đây:

  • Cách 1: Vào lệnh tại điểm đáy của phần tay cầm, đây là cách giao dịch phổ biến với mô hình cốc tay cầm. Vị trí lý tưởng để cài lệnh buy trong trường hợp này là điểm cách đỉnh cốc một đoạn bằng ⅓ chiều cao mô hình.

  • Cách 2: Vào lệnh ngay khi giá breakout ra khỏi vùng tay cầm. Thời điểm này giá sẽ tăng lên vô cùng mạnh nên bạn có thể không cần đặt chốt lời (take profit). Phương pháp này được cho là khá an toàn và đem lại mức sinh lời ổn cho các trader.

Tiếp theo, bạn đặt stop loss tại vị trí phía dưới đáy của tay cầm. Tuy nhiên đây là theo lý thuyết, cắt lỗ như vậy thì khả năng rủi ro sẽ cao hơn. Do đó, theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư lâu năm, bạn nên đặt stop loss tại mức giá đóng cửa của cây nến có volume lớn nhất.

Ngoài ra, các trader nên kết hợp mô hình cup and handle với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để đưa ra nhận định chính xác hơn.

Cách nhận biết mô hình cốc và tay cầm đẹp

Như có nói, mô hình này mất rất nhiều thời gian để hình thành, vì thế tần suất xuất hiện của chúng trên biểu đồ không nhiều như các dạng mô hình khác. Giai đoạn để cho mô hình này được hình thành cũng đầy biến động, lên lên xuống xuống liên tục. Cho nên không phải trader nào cũng đoán được đó là mô hình cái cốc và tay cầm.

Để là 1 cái cốc đẹp thì cần thoả mãn 1 số tiêu chí như sau:

Phần Cốc phải giống một cái bát hoặc đáy tròn giống 1 chữ U, nếu đáy giống hình chữ “V” sẽ được coi là quá sắc nét không cung cấp tín hiệu mạnh bằng cốc có đáy hình chữ U.

Độ sâu cốc: Lý tưởng nhất là độ sâu của cốc nên lùi lại 1/3 hoặc ít hơn so với mức trước đó.

Tay cầm: Giống như mô hình nêm giảm nên tay cầm sẽ phải dốc xuống. Đây cũng là phần giá thể hiện sự củng cố cuối cùng, trước khi đảo chiều tăng lên. Nên phần giá điều chỉnh chỉ bằng 1/3 so với cốc. Không được lùi quá sâu!. Nếu xuống quá 50% sẽ không được xem là cái cốc và tay cầm đẹp!

Ngoài ra, phần mép 2 bên cốc phải ngang bằng, không được nghiêng quá, vì chúng sẽ trở thành ngưỡng kháng cự. Không kể do thời gian hình thành của 2 phần nửa cốc rất lâu, nên ngưỡng kháng cự này sẽ trở thành ngưỡng kháng cự mạnh. Vì thế nếu giá phá vỡ ngưỡng kháng cự, sẽ thường đi rất xa là vì vậy.

Thời gian hình thành: có thể kéo dài từ 1 đến 6 tháng, đôi khi lâu hơn.

Một số thắc mắc về mô hình cái cốc và tay cầm

Mô hình cái cốc và tay cầm là dạng mô hình tiếp diễn hay đảo chiều?

Là dạng mô hình tiếp diễn.

Cần có 1 xu hướng rõ ràng trước khi mô hình cái cốc và tay cầm được hình thành?

Đúng!
Với cốc tay cầm thuận thì sau khi phá khỏi tay cầm xu hướng tiếp diễn là xu hướng tăng.
Với cốc tay cầm đảo ngược thì khi phá khỏi tay cầm xu hướng tiếp diễn là xu hướng giảm.

Làm sao để phát hiện ra mô hình cái cốc và tay cầm?

Không có cách nào khác là phải nhìn biểu đồ mỗi ngày, học kỹ lý thuyết về các mô hình, sau đó, ngày nào cũng ngắm biểu đồ thì tự nhiên con mắt của bạn sẽ tự động sắp xếp các cây nến lại với nhau sao cho nó ra từng hình dáng mô hình 1.
Đặc biệt các dạng mô hình trong forex đều đặt tên giống với các đồ vật quen thuộc ngoài đời như cốc tay cầm, cờ, 2 đỉnh 2 đáy, mô hình cái nêm vân vân và mây mây.
Không kể mô hình cái cốc này thời gian tích luỹ rất lâu nên bao giờ phải hình thành nên 1 cái đĩa tròn thì lúc đó bạn mới bắt đầu quan sát để suy đoán chúng có phải là cái cốc và tay cầm không.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về mô hình cốc tay cầm, hi vọng có thể giúp trader nhận diện chính xác mô hình trên biểu đồ và áp dụng thành công vào chiến lược giao dịch của bản thân. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Mở tài khoản HFM tại đây.
Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn