Thế nào là Bollinger Band? Gia tăng đáng kể lợi nhuận nhờ sử dụng Bollinger Bands như thế nào?

Nguyên Thu Trang 09/12/2022
Mở tài khoản HFM tại đây.

Đối với các nhà đầu tư theo đuổi trường phái phân tích kỹ thuật thì thuật ngữ Bollinger Band chắc hẳn không còn xa lạ. Đây được coi là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến, được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong việc phân tích chứng khoán, forex đặc biệt là xây dựng chiến lược đầu tư sao cho hiệu quả. Vậy chỉ báo Bollinger Band được hiểu như thế nào? Ý nghĩa và cách sử dụng đường Bollinger band trong việc xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về chỉ báo đặc biệt này qua bài viết ngay sau đây.

Bollinger Bands là gì?

Được phát triển bởi John Bollinger, Bollinger Bands® là 1 chỉ báo có cấu tạo bằng 3 dải băng, dựa trên công thức tính đường trung bình động giản đơn (SMA) từ đó xem xét mức độ biến động của giá cả. Độ biến động dựa trên độ lệch chuẩn, được thay đổi khi độ biến động tăng và giảm. Các dải tự động mở rộng khi biến động tăng và thu hẹp lại khi biến động giảm.

Ý nghĩa của Bollinger Band

Chỉ báo Bollinger Bands là công cụ giúp các nhà giao dịch đưa ra ý tưởng trong việc dự đoán xu hướng của thị trường và xác định các điểm vào lệnh thích hợp. Ngoài ra, nó cũng có một vài ý nghĩa quan trọng mà cách nhà đầu tư cần phải nắm được.

Sự thu hẹp (siết chặt)

Khi hai dải trên và dải dưới tiến lại gần nhau và di chuyển sát đến đường SMA 20 thì xuất hiện sự thu hẹp (hay còn gọi là siết chặt). Sự thu hẹp này thể hiện một giai đoạn khi giá biến động thấp đến mức tối thiểu. Đây là tín hiệu hoàn hảo báo hiệu xu hướng tăng trong thời gian tới – thời điểm “vàng” để vào lệnh tiềm năng giúp các nhà đầu tư kiếm lời.

Sau thời điểm thu hẹp các dải sẽ bắt đầu dịch chuyển rộng ra. Khi đó, độ biến động càng giảm và phần trăm thoát vị thế lệnh càng lớn. Mặc dù vậy, những biến động này không được xem là tín hiệu giao dịch vì nó không dự báo được xu hướng tăng hay giảm của giá.

Điểm break out (đột phá)

Những sự đột phá dù diễn ra ở dải trên hay dải dưới Bollinger cũng là một sự kiện thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Tương tự như Bollinger thu hẹp, điểm đột phá không được xem là tín hiệu giao dịch vì không phải là căn cứ rõ ràng về xu hướng hay độ biến động của giá sau đó. Đây là điều mà khiến nhiều nhà đầu tư đều nhầm lẫn.

Bên cạnh đó, Bollinger Band cũng cung cấp thông tin về việc giá chỉ có thể di chuyển trong 1 khoảng nhất định và rất khó để thoát ra khỏi khoảng đó. Bởi vậy, chỉ báo này phát huy rất tốt hiệu quả của nó trong quá trình dự đoán xu hướng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Ở bất cứ khung giờ nào, nó cũng đem lại kết quả có độ chính xác khá cao.

Bollinger Bands hoạt động như thế nào?

Nếu công thức tính các chỉ báo khác thường sử dụng tỷ lệ phần trăm cố định thì dải Bollinger lại sử dụng độ lệch chuẩn để tính toán.

Độ lệch chuẩn là công cụ thường được sử dụng trong thống kê nhằm tìm ra sự chênh lệch của một mẫu so với giá trị trung bình của chính nó.

Vì thế, để tính độ lệch chuẩn, trước hết cần phải có phương sai.

Phương sai được tính bằng:

Tổng bình phương mức chênh lệch giữa dữ liệu và trung bình động rồi chia tổng này cho N.

Căn bậc hai của phương sai là độ lệch chuẩn.

Để có hai hoặc ba độ lệch chuẩn, chỉ cần nhân hệ số đó với độ lệch chuẩn ban đầu.

John Bollinger đặt dải trên và dải dưới cách nhau hai độ lệch chuẩn để điều chỉnh tốt hơn cho sự biến động của thị trường. Nhờ vậy, dải Bollinger có sự thay đổi tương quan với độ lệch chuẩn của đường trung bình động, phản ứng nhanh hơn với thay đổi thị trường và có khả năng “bao hàm” toàn bộ giá tốt hơn.

Do đó, bất kỳ chuyển động giá nào cũng có khả năng nằm trong dải Bollinger. Bởi vì dải giữa được kẹp giữa dải trên và dải dưới, trông nó sẽ như thế bức tường bao vây.

Và vì gần như ôm trọn phạm vi biến động giá rộng nên chúng đặc biệt hữu ích để xác định xem một cổ phiếu đang bị mua quá mức hay bán quá mức.

  • Khi giá bằng hoặc cao hơn dải trên, cổ phiếu có thể bị mua quá mức.
  • Khi giá bằng hoặc thấp hơn biên độ thấp hơn, cổ phiếu có thể bị bán quá mức.

Trong trường hợp dải Bollingers được co hẹp hoặc mở rộng, chúng cho thấy các thông tin như sau:

  • Thay đổi về giá có xu hướng xảy ra sau khi biên độ thắt chặt và sự biến động giảm bớt.
  • Khi giá di chuyển ra ngoài dải, sau đó lại chui vào trong dải cho thấy xu hướng có thể sắp đảo chiều.

Công thức tính Bollinger Band

Cách tính Bollinger Band cũng đơn giản như cấu tạo của nó. Cụ thể:

  • Dải giữa là đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA20); được tính bằng giá trị trung bình của giá đóng cửa.
  • Dải trên =  SMA20 ngày + 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày;
  • Dải dưới  = SMA20 ngày – 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày.

Để hình dung dễ hơn, các bạn hãy theo dõi ví dụ dưới đây:

Ví dụ:

Giả sử bạn muốn mua cặp tiền tệ USD/JPY có tỷ giá hiện tại là 109,35; giá trị SMA là 80 và độ lệch giá trong 20 ngày là 1,3. Từ các thông số này, ta dễ dàng tính được:

  • Dải giữa =80
  • Dải trên =  80 + 2 x 1,3 = 82,6
  • Dải dưới  = 80 – 2 x 1,3 = 77,4.

Cách cài đặt Bollinger Bands trên MT4

MT4 là phần mềm giao dịch được ưa chuộng và phổ biến nhất hiện nay. Do đó, Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt chỉ báo Bollinger Bands trên nền tảng giao dịch MetaTrader 4.

  • Bước 1: Mở nền tảng MT4, chọn Insert trên thanh Menu, tiếp tục di chuột vào Indicators, sau đó chọn Trend và cuối cùng là nhấn chọn Bollinger Bands.
  • Bước 2: Sau đó giao diện sẽ hiện lên hộp thoại Bollinger Bands như hình dưới đây.

– Ở phần Parameters bao gồm các mục cơ bản như Period (số chu kỳ), Deviation (độ lệch), Apply to Close (áp dụng loại giá đóng cửa).

– Ngoài ra, các bạn cũng có thể thiết kế màu sắc, độ mỏng dày của dải bollinger trong mục Style.

Các nhà đầu tư được phép thoải mái điều chỉnh các thông số theo chiến lược riêng của mình nhưng một lời khuyên cho tất cả là các bạn không nên thay đổi các con số mặc định này. Nguyên nhân vì đây là các chỉ số mà chính tác giả John Bollinger cài đặt sử dụng và nó được nghiên cứu từ thị trường nên mang lại xác suất chính xác lớn.

  • Bước 3: Sau khi điền và kiểm tra lại các thông tin cần thiết, bạn chỉ cần chọn OK là hoàn thành.

Hướng dẫn giao dịch với Bollinger Bands

Phương pháp giao dịch phổ biến mà nhiều trader hay áp dụng nhất đó chính là giao dịch Bollinger Bands theo dạng nút thắt cổ chai. Ngoài ra cha đẻ của chỉ báo đồng thời cũng là 1 trader chuyên phân tích trên CNBC có gợi ý rằng nên kết hợp Bollinger Bands và RSI. Bây giờ chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn các cách giao dịch với Bollinger Bands sao cho hiệu quả nhất nhé.

  • Giao dịch Bollinger Bands dựa trên 2 dải băng
  • Giao dịch Bollinger Bands theo dạng nút thắt cổ chai
  • Giao dịch Bollinger Bands với các chỉ báo khác
  1. Giao dịch Bollinger Bands theo dạng nút thắt cổ chai

Khi giá liên tục biến động lên xuống trong một phạm vi hẹp và tiếp diễn trong khoảng thời gian dài bao nhiêu thì nó là dấu hiệu cho một sự biến động giá trong tương lai mạnh bấy nhiêu. Nhưng để xác định dấu hiệu này lại không hề dễ dàng đối với nhà đầu tư

Nhưng đối với Bollinger Bands lại khác, nó sẽ cho nhà đầu tư dễ dàng nhận biết giá biến một phạm vi hẹp thông qua nút thắt cổ chai. Hình dáng nút thắt cổ chai xuất hiện trên biểu đồ là tín hiệu cho các trader biết đây là thời điểm chuẩn bị có những biến động mạnh mẽ và bạn nên vào lệnh.

Cách đặt lệnh đơn giản như sau:

  • Bạn vào lệnh mua khi giá phá vỡ và vượt khỏi vùng tích lũy.
  • Bạn vào lệnh bán khi giá phá vỡ đi xuống khỏi vùng tích lũy

2. Giao dịch Bollinger Bands khi giá chạm dải băng trên và dải băng dưới

Đây có thể xem là cách đơn giản nhất, do giá dao động quanh 2 dải gồm dải trên và dải dưới nên công thức giao dịch sẽ chỉ là:

+Lệnh mua (Buy): Chúng ta Buy khi giá chạm biên dưới (Lower Band) của chỉ báo.

+ Lệnh bán (Sell): Chúng ta Sell khi giá chạm biên trên (Upper Band) của chỉ báo.

Thực tế chúng tôi vẫn luôn khuyên bạn không nên vào lệnh giao dịch mua hay bán khi giá chỉ chạm vào các dải biên trên hay biên dưới của Bollinger Bands, vì như thế rất mạo hiểm.

Tuy nhiên, nếu thị trường đang trong trạng thái sideway, cứ lật lên lật xuống thì phương pháp này lại vô cùng khả thi.

3. Kết hợp Bollinger band với các chỉ báo khác

Bollinger Bands kết hợp RSI

Phương pháp này được mệnh danh là sự kết hợp “song kiếm hợp bích” và là chiến lược vô cùng hiệu quả trong trường hợp thị trường không có sự thay đổi lớn và rõ ràng trong xu hướng. Nó cho phép các trader biết thị trường đang ở vùng quá mua hay quá bán, liệu giá này đang quá cao hay quá thấp. Dù chỉ đơn giản là vậy nhưng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư lại vô cùng quý giá, giúp họ xác nhận thêm quyết định mua bán trên thị trường.

Có thể thấy, đây không hẳn là một chiến lược hoàn hảo nhưng nếu bạn biết cách kết hợp Bollinger band với chỉ báo RSI thì việc xác định và tính toán điểm vào lệnh, thoát lệnh hợp lý sẽ trở nên vô cùng dễ dàng.

– Kết hợp Bollinger band và MACD

Bollinger Bands giúp bạn nhìn nhận được bản chất chu kỳ biến động của giá, mặt khác MACD là một chỉ báo động lượng theo xu hướng hiệu quả. Kết hợp hai công cụ này có thể đảm bảo độ chắc chắn trong giao dịch vì chúng có thể là những công cụ phân tích xu hướng và đo sức mạnh của một xu hướng hiện tại có cùng dao động.

Bởi vậy, các trader thường hay sử dụng hai chỉ báo trên để nhận định xem giá trong giai đoạn giảm tốc hay tăng tốc, dự bán cho một cú breakout sắp diễn ra. Hơn nữa, Bollinger Band có thể giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng và vị trí vào lệnh hợp lý.

Giao dịch breakout là một trong những cách phổ biến nhất khi kết hợp sử dụng Bollinger Bands và MACD. Các bạn có thể tham khảo các bước khái quát như sau:

  • Bước 1: Sử dụng MACD để nhận định rõ xu hướng giá.
  • Bước 2: Tìm sự phân kỳ trong MACD-histogram, đây là bước xác định xem một cú breakout có xảy ra hay không.
  • Bước 3: Tìm vị trí vào lệnh khi giá breakout dải giữa SMA20 hoặc trendline.
  • Bước 4: Xác nhận sự phá vỡ với sự mở rộng bollinger bandsc(tức thị trường đang biến động lớn) và chỉ số MACD tăng cao (biểu hiện là đồ thị dài hơn).

Giao dịch BB kết hợp RSI theo hướng phân kỳ hoặc hội tụ

Phân kỳ và hội tụ cũng là phần chúng tôi đề cập rất nhiều lần, khi xuất hiện phân kỳ hay hội tụ đồng nghĩa phe áp đảo không còn hứng thú đối với việc đẩy giá lên cao (phe mua) hay đẩy giá xuống thấp nữa.

Tuy nhiên việc tạo ra phân kỳ hay hội tụ chỉ cho thấy 1 trong 2 phe không còn mặn mà chứ không phải cứ thấy phân kỳ hay hội tụ là giá sẽ đảo chiều. Vì thế, cần phải căn cứ thêm nhiều yếu tố khác nữa, để hạn chế rủi ro khi giao dịch forex, bạn nhé.

Kết hợp Bollinger Bands cùng các mô hình nến đảo chiều

Đây là phương thức vô cùng quen thuộc với nhiều trader, như ví dụ bên dưới, sau 1 đà tăng giá không chỉ chạm dải băng trên mà còn hình thành 2 cây doji, nên sau đó vàng đã giảm cực mạnh.

Kết hợp Bollinger Bands với mô hình 2 đỉnh hoặc 2 đáy

Với các trader mới sẽ rất khó nhìn ra dạng mô hình 2 đỉnh, 2 đáy nên 1 mẹo đơn giản là bạn chuyển biểu đồ nến Nhật sang biểu đồ đường:

Bạn sẽ thấy mô hình hiển thị rất rõ nét, không còn khó xác định như biểu đồ nến Nhật, đúng không? Sau khi hình thành mô hình 2 đỉnh, giá phá vỡ qua đường Neckline đã giảm rất mạnh.

Nếu mô hình chữ M tượng trưng cho mô hình 2 đỉnh thì mô hình chữ W sẽ tượng trưng cho mô 2 đáy:

Kết luận

Như vậy trên đây là toàn bộ kiến thức cơ bản cũng như cách thức giao dịch với đường Bollinger Bands mà bạn cần nắm vững.

Rất mong bạn có thể vận dụng các kiến thức bổ ích mà chúng tôi chia sẻ ở trên vào trong các giao dịch thực tế.

Tuy nhiên để thành công trên thị trường forex, các bạn nên biết được giới hạn của bản thân trước khi bắt đầu bất kỳ giao dịch nào, một quy tắc rất đơn giản, không bao giờ tiếp tục đặt lệnh vượt quá khả năng chịu lỗ.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Mở tài khoản HFM tại đây.
Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn