Sử dụng nhiều khung thời gian trong giao dịch có lợi ích gì cho các trader

Nguyên Thu Trang 20/12/2022
Mở tài khoản HFM tại đây.

Phân tích đa khung thời gian luôn là sự lựa chọn hàng đầu cũng là sự lựa chọn tối ưu đối với các trader. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra điều này.

Hầu hết các trader không để ý đến xu hướng lớn, bỏ lỡ các mức hỗ trợ và kháng cự rõ ràng và bỏ qua các điểm đảo chiều xu hướng. Và bị khóa vào một khung thời gian duy nhất từ đó bỏ lỡ khá nhiều cơ hội tốt. Vậy việc sử dụng nhiều khung thời gian trong giao dịch forex có ý nghĩa thế nào? Vì sao nó lại quan trọng đến vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Thế nào là nhiều khung thời gian giao dịch

Tiến sĩ Elder, người đã phát mình ra phương pháp giao dịch đa khung thời gian này, ông đã giải thích lý do của phương pháp độc đáo và hữu dụng này trong phần trong thực tế, phương pháp đa khung thời gian được mô tả ở đây tuân theo khái niệm cơ bản của ba khung thời gian.

Khi xác định sự tồn tại và hướng đi của xu hướng trong khung thời gian dài hạn nhất, sau đó chúng ta chuyển sang quan sát khung thời gian trung hạn để tìm điểm vào.

Khung thời gian này thể hiện chiến lược khi thị trường thoái lui hoặc điều chỉnh, một đáy điều chỉnh nhỏ trong xu hướng tăng hoặc một đỉnh hồi phục nhỏ trong xu hướng giảm là vị trí lý tưởng để có những lệnh giao dịch hiệu quả.

Về nguyên tắc chính của phương pháp đa khung thời gian là một nhà giao dịch thành công cần quan sát thị trường từ các góc nhìn khác nhau để hiểu và ứng dụng các thành phần chiến lược quan trọng gồm xu hướng và điều chỉnh xu hướng.

Mục đích chính của giao dịch đa khung thời gian là tham gia vào một xu hướng mạnh các thời điểm và mức giá thích hợp nhất, điều này là sau khi sự điều chỉnh ngược xu hướng kết thúc và giá sau đó quay trở lại hướng đi của xu hướng chính, và mục đích quan trọng của khung thời gian ngắn nhất là tìm kiếm điểm tham gia thị trường tốt nhất có thể.

Các nhà giao dịch tin rằng xu hướng đang thực sự diễn ra và mọi giao dịch sẽ được thực hiện theo hướng đi của xu hướng chính, và họ cũng biết rằng đợt điều chỉnh ngược xu hướng chính đã kết thúc và giá đang trong quá trình hồi phục trở lại theo xu hướng chính vốn dĩ của nó.

Tại sao phải giao dịch đa khung thời gian?

Sử dụng phương pháp này là bạn chỉ cần dùng 2 hoặc 3 khung thời gian khác nhau cho việc phân tích của mình. Đối với một số trader chuyên nghiệp sẽ sử dụng 3 khung thời gian, tuy nhiên đối với những bạn mới bắt đầu chỉ cần quan sát 2 khung là đủ.

Bên cạnh đó, việc phân tích giá ở cả 2 khung thời gian không phải để vào lệnh ở cả 2 khung. Mà mỗi khung sẽ có 1 vai trò riêng, sẽ cung cấp cho trader những thông tin đặc thù mà khung khác không hề có được.

Quy tắc chung là sử dụng tỷ lệ thời gian giữa khung nhỏ là 1:4 hoặc 1:6.

Ví dụ, bạn là một trader trong ngày thường sử dụng khung H1 để phân tích và vào lệnh, lúc đó bạn nên dùng thêm khung H4 hoặc H6 để xác định xu hướng tổng thể của cặp giao dịch đó.

Có những khung thời gian nào trong giao dịch

Bạn là một trader giao dịch theo biểu đồ 1 giờ, thì bạn cần xác định đồ thị 4 giờ là khung thời gian dài nhất để làm xu hướng.

Và nếu bạn là nhà giao dịch sử dụng đồ thị 1 giờ, thì bạn cần xác định đồ thị 10 phút là khung thời gian nhỏ nhất để tìm điểm vào lệnh. Một khi ba khung thời gian được xác định chúng ta có thể bắt đầu ứng dụng phương pháp này. Khung thời gian dài nhất thể hiện yếu tố xu hướng của chiến lược.

Nếu một thị trường được xác định là không có xu hướng, nên quyết định hạn chế giao dịch trên thị trường tại thời điểm đó, và nếu thị trường được xác định là có xu hướng tăng, chỉ nên thực hiện lệnh Buy. Ngược lại, nếu thị trường được xác định là có xu hướng giảm, chỉ nên thực hiện lệnh Sell.

Khi thị trường phá vỡ xu hướng chính, thì bạn nên dừng lỗ, đây là điểm tham gia giao dịch động bởi vì mức giá phá vỡ để tham gia giao dịch sẽ di chuyển dần đến mức giá tốt hơn nếu giao dịch không được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

Thông thường thực tế có các khung thời gian như sau:

Nếu bạn trade dài hạn thì dùng khung thời gian cơ sở là biểu đồ hàng ngày, khung thời gian ban đầu là biểu đồ hàng tuần, khung thời gian cuối cùng là biểu đồ hàng tháng hoặc hàng quý.

Nếu bạn giao dịch trung hạn thì dùng khung thời gian cơ sở là biểu đồ H4, khung thời gian ban đầu là biểu đồ hàng ngày, khung thời gian cuối cùng là biểu đồ hàng tuần hoặc hàng tháng.

Nếu bạn là người lướt sóng trong ngày thì khung thời gian cơ sở là biểu đồ M15, khung thời gian ban đầu là biểu đồ H1 và khung thời gian cuối cùng là biểu đồ H4.

Lưu ý khi áp dụng phương pháp giao dịch đa khung thời gian

Tuyệt đối không làm điều ngược lại

Sai lầm lớn nhất ở phương pháp này là làm ngược lại – nghĩa là bạn phân tích khung thời gian nhỏ rồi mới đến khung thời gian lớn.

Nếu bắt đầu phân tích ở khung nhỏ bạn sẽ có cái nhìn rất hẹp và rối, bỏ sót cái nhìn từ bức tranh tổng quan và chỉ đi theo 1 chiều ở khung bạn giao dịch.

Hơn nữa, cách tiếp cận từ trên xuống là một cách khách quan hơn nhiều để thực hiện phân tích, vì khi đó bạn bắt đầu với một cái nhìn rộng hơn và sau đó làm việc theo cách của bạn.

Chờ sự đồng nhất về xu hướng trên cả 2 khung thời gian

Về cơ bản nếu 2 khung thời gian đồng thuận về xu hướng thì lệnh giao dịch của bạn sẽ có xác suất thắng cao hơn.

Xu hướng tăng xuất hiện trên cả hai khung H1 và H4 thì lệnh Buy sẽ dễ thắng hơn so với việc Buy trên xu hướng tăng H1 trong khi H4 thì đang giảm.

03 bước phân tích đa khung thời gian

Để giao dịch đa khung thời gian, bạn cần thực hiện phân tích theo 3 bước sau:

  • Xác định xu hướng trên khung thời gian lớn: Sử dụng bất kì công cụ hay chỉ báo nào để xác định xu hướng chính của giá và vẽ hỗ trợ kháng cự.
  • Vào khung thời gian nhỏ để phân tích: Xác định lại xu hướng ở khung này và điều chỉnh lại các vùng hỗ trợ kháng cự trên.
  • Tìm điểm vào lệnh: Sử dụng Price Action, các mô hình nến để tìm chính xác điểm vào lệnh.

Ví dụ: Nếu là một Swing Trader, mình cần phân tích và tìm điểm vào lệnh ở khung H4 nhưng đầu tiên mình phải vào khung D để xác định xu hướng. Trong ví dụ này mình sẽ dùng xu hướng, hỗ trợ kháng cự kết hợp với chỉ báo RSI nhé!

Chỉ báo RSI xuất hiện tín hiệu phân kỳ đảo chiều từ giảm thành tăng ở khung D. Lúc này, bạn không nên BUY ngay vì khung D biên độ dao động khá cao. Thay vào đó, bạn hãy vào khung H4 để tìm điểm vào lệnh hợp lý hơn. Có thể sử dụng bất kì phương pháp nào (hỗ trợ, trendline hay mô hình nến đảo chiều,..). Khi đó bạn có thể tối ưu lợi nhuận của mình và hạn chế thua lỗ đáng kể.

  • Khung D của BTC có xuất hiện phân kì đảo chiều trên chỉ báo RSI nên mình vào khung H4 tìm vị trí đẹp để BUY.

  • Khung H4 của BTC cũng ở xu hướng tăng giá đã đi một khoảng khá cao và RSI sắp tiến vào vùng quá mua. Nếu mua ở vị trí này khả năng mình sẽ “đu đỉnh”. Nên tạm thời sẽ theo dõi vẽ hỗ trợ cho BTC và chờ hồi.

  • BTC hồi về, chạm hỗ trợ và chỉ báo RSI tiến vào vùng quá bán. Vì vậy mình sẽ buy ở vị trí này.

  • Và kết quả là vị trí mình mua được thấp hơn 5% so với giá ban đầu, lợi nhuận đạt được là 30%.
  • Không những vậy, vị trí buy của mình có thể hạn chế bị quét stoploss hơn so với vị trí ở khung D.

  • Như vậy, để có thể kết hợp đa khung thời gian cho giao dịch tốt nhất, bạn cũng cần phải vững những kiến thức về các công cụ và chỉ báo khác trong phân tích kỹ thuật.

Kết luận

Việc phân tích đa khung giờ cho bạn tính kiên nhẫn nếu cho thấy hiện tại giá chưa tới điểm vào lệnh thì bạn sẽ có thể bình thản và kiên nhẫn chờ đợi, khi giá tiến về vùng mục tiêu thì bạn sẽ quyết đoán để vào lệnh, và khi giá đi vào khu vực nguy hiểm thì bạn cũng sẽ dứt khoát trong việc thoát lệnh, và sự kiên nhẫn này chỉ có được khi bạn có đủ niềm tin vào hệ thống giao dịch của chính mình, niềm tin đó được hình thành dựa trên kết quả khả quan sau quá trình test hệ thống và việc phân tích đa khung thời gian sẽ giúp bạn làm được điều đó. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Mở tài khoản HFM tại đây.
Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn