Quỹ Vàng SPDR Gold Trust

Nguyên Thu Trang 12/12/2022
Mở tài khoản HFM tại đây.

Vàng là thị trường rất sôi động, luôn thu hút phần lớn các trader tham gia. Mà khi đã trở nên nghiện giao dịch vàng rồi thì không thể nào không biết đến SPDR Gold Trust – Được coi là Big Boy trong thị trường vàng. Việc xem khối lượng mua bán của SPDR mỗi ngày gần như là 1 việc không thể thiếu của nhiều trader, giúp họ có thêm thông tin để nhận định xu hướng vàng sắp tới. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung sau đây.

SPDR là gì?

SPDR là 1 quỹ ETF (Exchange Traded Fund) hay quỹ tín thác do State Street Global Advisors điều hành. Tính đến thời điểm hiện tại, SPDR được xem là quỹ hoán đổi danh mục vàng lớn nhất thế giới trị giá 52 tỷ USD.

Thông tin quỹ vàng SPDR Gold Trust

Đặc điểm quỹ vàng SPDR Gold

Cổ phiếu SPDP Gold Trust được niêm yết trên hai sàn giao dịch lớn thế giới là New York với mã GLD và NYSE Arca, bên cạnh đó, SPDR Gold cũng được giao dịch rộng rãi trên các sàn giao dịch chứng khoán khác trên thế giới như Singapore, Tokyo và HongKong.

SPDR Gold Trust là quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust Fund là quỹ tín thác lớn thứ 6 ở Mỹ và là quỹ tín thác vàng có tầm ảnh hưởng nhất thế giới. GLD là quỹ ETF đầu tiên theo dõi giá vàng và lên sàn vào năm 2004 với tỷ lệ chi phí là 0,4%.

  • GLD tạo môi trường đầu tư an toàn và đơn giản khi tiếp cận thị trường vàng.
  • Hỗ trợ nhà đầu tư hoạt động trong thị trường vàng mà không cần mua bán vàng thật, chỉ cần giao dịch qua sàn chứng khoán để kiếm lời
  • Mục đích của việc ra mắt GLD là để giảm các rào cản, giúp nhà đầu tư sử dụng vàng như một công cụ phân bổ và giao dịch tài sản cũng như các quỹ tương hỗ.

Nhà tài trợ quản lý quỹ Gold Trust

  • Qũy ETC SPDR Gold Trust hoạt động dưới sự tài trợ của  World Gold Trust Services và State Street Global markets.
  • Người ủy thác là BNY Mellon Asset Service
  • Người giám sát vàng vật chất là ngân hàng HSBC

Cách thức hoạt động SPDR

SPDR Gold Trust hoạt động bằng cách theo dõi biến động giá vàng, giữ vàng thỏi trong một quỹ tín thác đặt tại London, mỗi tài khoản được phân bổ 400 ounce mỗi thanh. Vàng vật chất sẽ được bảo vệ bởi những người giám sát hầm ở London và người quản lý vàng vật chất là HSBC.

GLD sẽ phát hành cổ phiếu cao hơn giá trị tài sản ròng và niêm yết trên sàn chứng khoán. Công ty Dịch vụ Tài sản BNY Mellon đặt lệnh mua 1000 cổ phiếu cho mỗi giao dịch, sau đó cổ phiếu sẽ được phân phối và bán cho người có nhu cầu.

Tại sao SPDR có thể gây ảnh hưởng đến giá vàng?

Về cơ bản, giao dịch ETF sẽ giúp nhà đầu tư tránh khỏi rủi ro khi cất giữ vàng trong nhà, thông qua việc mua bán vàng bằng các chứng chỉ, giống như như cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán.

Tính đến năm 2019, nhu cầu trao đổi ETF vàng tăng mạnh mẽ, chiếm 7,5% tổng nhu cầu vàng trên toàn thế giới.

Theo Bloomberg, gần 92 triệu ounce vàng đang được nắm giữ bởi các quỹ ETF. Đặc biệt, tại thời điểm đại dịch Covid diễn ra, tổng lượng vàng những quỹ này sở hữu lên tới 3.365,6 tấn, tăng 30,5%. Đây cũng được xem là 1 trong những cú hích đẩy giá vàng tương lai tăng kịch trần trên 2000 USD/ounce trong năm 2020.

Không dừng lại ở đó, theo báo cáo Hội đồng Vàng Thế giới, tổng lượng vàng mua vào và bán ra bởi các quỹ ETF tại quý I/2021, cũng đạt mức cao kỷ lục trị giá 23 tỷ USD.

Điều đáng nói SPDR còn sở hữu khối lượng vàng thỏi khổng lồ, được cất giữ tại hầm cất trữ vàng ở Luân Đôn trực thuộc ngân hàng HSBC.

Theo số liệu năm 2018, SPDR nắm giữ tổng cộng 69.300 thỏi vàng với trọng lượng khoảng 27,8 triệu ounce (953 tấn), trị giá khoảng 37 tỷ USD.

Hiện nay, số lượng này đã tăng lên 1.258 tấn, tương đương 1/4 tổng số vàng được lưu trữ tại Fort Knox (Mỹ), vượt mặt lượng vàng dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Ngân hàng Anh hoặc Ngân hàng Ấn Độ, gần bằng với khối lượng vàng mà Trung Quốc nằm giữ là 1.948 tấn, theo dữ liệu từ Hội Đồng Vàng thế giới (WGC).

Chính vì thế, rất nhiều lần SPDR bị cáo buộc là 1 trong những “tay thao túng giá vàng” thế giới, nhưng SPDR luôn bác bỏ thông tin này.

Cách theo dõi quỹ vàng SPDR

Để theo dõi quỹ SPDR, các bạn thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập trang web quỹ
  • Bước 2: Chọn tab USA và chọn Enter the USA GLD site.

  • Bước 3: Tại thanh bên trái của màn hình, chọn Historical Data rồi sau đó chọn tiếp Spreadsheet of archive data.
  • Bước 4: Cuối cùng, hãy tải về tập tin dạng .csv rồi mở trong Excel để xem

 

Trader không thể biết SPDR đã làm gì với vàng!

Không phủ nhận SPDR gây ảnh hưởng lớn tới giá vàng, ít nhất là trong ngắn hạn, hoặc trong các trường hợp SPDR bán ra và mua vào liên tục. Tuy nhiên, kể cả vào thời điểm trader đang giao dịch, giá vàng có tụt bất thình linh hoặc dựng cột thẳng đứng, tăng mạnh, thì ngay lúc đó trader cũng không thể nào trả lời được: Liệu SPDR có phải là yếu tố gây ảnh hưởng tới vàng không?

Bởi vì:

Báo cáo SPDR chỉ có sau 1 ngày và được cập nhật vào 18h – 18h30 (giờ Việt Nam). Đồng nghĩa, ứ hự thì sự đã rồi! Trader luôn phải chờ tới ngày hôm sau mới biết chính xác: SPDR thực sự đã “múc” hoặc bán vài chục tấn vào ngày hôm qua hay không.

Điều này cho thấy khi theo dõi hoạt động của SPDR chỉ giúp cho trader hiểu được lí do tại sao giá vàng lại bất thường như vậy, không đồng nghĩa là bạn sẽ bám sát theo đó để tiến hành vào lệnh.

Ví dụ không phải cứ thấy SPDR bán ra liên tục, sau khi quan sát dữ liệu, bạn ngay lập tức đặt lệnh Sell vàng, hoặc ngược lại! Tất cả cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác mới quyết định nên vào lệnh như thế nào.

Nếu đã đọc bài lý thuyết Dow của chúng tôi, bạn hiểu được rằng “Không một ai có thể thao túng được thị trường“. SPDR tác động rất lớn đến giá vàng. Đúng! Nhưng có thể chỉ trong ngắn hạn, hoặc vào ngày mà SPDR có các hoạt động liên tục. Trong dài hạn, thì SPDR không thể “1 tay che trời” được!

Vì vàng là 1 câu chuyện hoàn toàn khác, nó chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau từ kinh tế, chính trị, tôn giáo, sản xuất và cả độ khan hiếm của vàng…

Tuy nhiên, nếu theo dõi giá vàng của SPDR vẫn giúp thêm thông tin, nhằm xác định xu hướng thị trường tốt hơn.

Hướng dẫn cách đọc dữ liệu mua/bán quỹ vàng SPDR

Bạn có thể chọn 1 trong 3 loại biểu đồ mà chúng tôi đã nêu phía trên, để đọc hướng đi mà SPDR đang thực hiện với vàng.

Với biểu đồ dạng cột như bên dưới, sẽ giúp cho bạn có 1 cái nhìn khá tổng quát và dài hạn về động thái SPDR như ở đây có thể thấy rằng:

Gần như từ cuối tháng 1/2022 đến cuối tháng 2/2022, SPDR gần như không giao dịch, vì nhìn vào biểu đồ sẽ thấy các cột đều bằng nhau hoặc tăng giảm rất ít.

Sau đó, SPDR chỉ có mua vào, minh chứng cho điều này chính là biểu đồ cột cao dần đều, không thấp đi. Nên tính đến hết ngày 21/3/2022, SPDR đang trữ 1083.6 tấn.

Từ các thông tin trên, cung cấp cho bạn dữ liệu: TỐT NHẤT CHỈ NÊN BUY VÀNG.

Nhưng trong nhiều trường hợp dù SPDR có mua vào rất nhiều, với khối lượng bất thường, cũng chưa chắc làm cho vàng tăng, nếu không muốn nói vàng còn giảm giá so với ngày hôm trước:

Tại ngày 21/1/2022, mặc dù SPDR mua với 1 khối lượng bất thường gần 30 tấn, nhưng giá vàng đóng cửa phiên lại là 1832 USD/Ounce giảm nhẹ so với ngày hôm trước 20/1/2022, SPDR có bán ra (dù với số lượng rất ít) nhưng đóng cửa phiên lại là 1842 USD/Ounce.

Kết luận

Trên đây là thông tin quỹ vàng SPDR Gold Trust được chúng tôi tổng hợp được phản ảnh tình hình biến động của dòng chảy kinh tế và giá vàng trên thị trường thế giới hiện nay. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp mọi người củng cố kiến thức về giá vàng và có thêm kinh nghiệm khi giao dịch vàng trên các sàn chứng khoán.

Mở tài khoản HFM tại đây.
Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn