Lựa chọn nào cho trader? Phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản

Nguyên Thu Trang 08/11/2022
Mở tài khoản HFM tại đây.

Trong giao dịch ngoại hối và chứng khoán, luôn luôn tồn tại 2 thực thể của 2 trường phái giao dịch, đó là phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.

Không giống như Phân tích kỹ thuật là dựa vào phản ứng giá (price action) và xu hướng để giúp xác định chính xác nơi giá có thể hướng tới, Phân tích cơ bản là phương pháp xem xét tất cả dữ liệu có sẵn (kinh tế, địa chính trị, sự kiện trong phiên giao dịch,…) để xác định giá trị tương đối của thị trường. Sau đó, trader tìm kiếm sự khác biệt giữa giá thị trường hiện tại và định giá của riêng họ để phát hiện ra các cơ hội giao dịch.

Thông thường phân tích cơ bản đòi hỏi phải hiểu biết về nền kinh tế, trong khi đó phân tích kỹ thuật thường được dùng ở các trader có xu hướng giao dịch ngắn hạn hoặc giao dịch tự do với các chỉ báo kỹ thuật được tích hợp sẵn trong phần mềm giao dịch MT4.

Vậy các trader mới vào nghề nên áp dụng phương pháp phân tích nào? Có nên áp dụng cả 2 trường phái phân tích vào việc ra quyết định đầu tư forex không? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích dựa vào biểu đồ nến mà không quan tâm đến những lý do khác nhằm mục đích dự báo giá cổ phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa trong tương lai. Phân tích kỹ thuật giúp cho nhà đầu tư tìm thấy được thời điểm vào lệnh tốt nhất của sản phẩm mà họ đang quan tâm đến.

Theo trường phái phân tích kỹ thuật, các trader tin rằng giá cả không chỉ là di chuyển ngẫu nhiên mà chúng di chuyển có xu hướng lặp đi lặp lại các mô hình trong quá khứ. Các mô hình này có thể xác định được và khai thác chúng để tìm kiếm lợi nhuận trong các giao dịch ở hiện tại và tương lai gần.

Chính vì vậy, các mẫu biểu đồ được lặp đi lặp lại như những hành động của con người, như tâm lý của các nhà giao dịch trong các cặp tiền có thể giao dịch, như mô hình hai đỉnh, hai đáy, mô hình cốc tay cầm,…

Phân tích cơ bản là gì?

Trong thị trường tài chính, phân tích cơ bản là phương pháp xem xét tất cả dữ liệu có sẵn (kinh tế, địa chính trị, sự kiện trong phiên giao dịch,…) để xác định giá trị tương đối của thị trường.

Các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản thường đo lường giá trị thực của một sản phẩm với các chỉ tiêu tài chính như tăng trưởng, lãi suất, lạm phát,…

Do đó phân tích cơ bản thường dựa vào những giả định như sau. Thứ nhất là mối quan hệ giữa giá trị và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được, thứ hai là mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài, và cuối cùng là các sai lệch của mối quan hệ sẽ được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp, đó là mấu chốt.

Thông thường giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản, một số nhà phân tích thường sử dụng các phương pháp khác nhau để đo lường độ mạnh yếu của đồng tiền. Góc độ tổng quát, phân tích cơ bản có thể được sử dụng theo phương pháp phân tích từ nhân tố vĩ mô đến nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến thị trường gồm những yếu tố như là phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô, phân tích thị trường tài chính – chứng khoán, tình hình biến động địa chính trị.

Tuy nhiên trong thực tế, tùy vào mục tiêu và khả năng phân tích mà nhà phân tích có thể sử dụng các mức độ phân tích nêu trên sao cho phù hơp, xác định điểm mạnh điểm yếu của thị trường.

Nên hay không sự kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Nếu là một trader đã từng giao dịch trên thị trường forex thì không cần phải nói bạn cũng có thể hiểu được có nên kết hợp hay không. Tuy rằng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật hoàn toàn trái ngược nhau nhưng nếu bạn biết cách kết hợp thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong các giao dịch của mình.

Việc kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật nên áp dụng, nhưng tùy trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh của thị trường sẽ có sự kết hợp khác nhau, nên cần linh hoạt giữa 2 phương pháp này. Đừng quá kỳ vọng vào những gì mình muốn.

Mở tài khoản HFM tại đây.
Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn