Mô hình sóng điều chỉnh ABC có gì khác biệt so với mô hình sóng đẩy

Nguyên Thu Trang 18/12/2022
Mở tài khoản HFM tại đây.

Trong bài trước chúng ta đã thảo luận về sóng đẩy. Có lên thì phải có xuống. Có đẩy thì phải có điều chỉnh. Nhà cái đã mất nhiều công sức đẩy thị trường lên, đã đến lúc họ phải hưởng thành quả lao động chứ. Bên cạnh các sóng điều chỉnh trong một con sóng nhỏ là nơi nhỏ lẻ xuống hàng và chốt lãi thì các sóng điều chỉnh sau một giai đoạn sóng đẩy mạnh chính là nơi nhà cái xuống hàng. Sóng điều chỉnh chính là nơi mà chúng ta cần nhận biết để gom hàng khi nhỏ lẻ chốt lãi (sóng điều chỉnh trong một chu kỳ nhỏ) đồng thời tránh lao vào ôm hàng khi nhà cái đang xuống hàng (sóng điều chỉnh sau một chu kỳ đẩy lớn). Vậy hãy cùng tìm hiểu mô hình sóng điều chỉnh thông qua bài viết sau đây.

1. Mô hình sóng điều chỉnh là gì?

Sóng điều chỉnh corrective wave là một trong hai thành phần quan trọng của Lý thuyết sóng Elliott, được phát triển bởi Ralph Nelson Elliott từ những năm 1930. Lý thuyết sóng Elliott cung cấp cái nhìn sâu sắc hữu ích về các xu hướng và mô hình giá thị trường tài chính.

Sóng điều chỉnh có nhiều loại hơn và ít nhận dạng rõ ràng hơn so với sóng xung lượng. Đôi khi có thể khá khó khăn để xác định các mô hình sóng điều chỉnh cho đến khi chúng được hoàn thành. Các mô hình sóng điều chỉnh được tạo thành từ ba sóng phụ và được ký hiệu bằng chữ cái A, B, C.

2. Có bao nhiêu loại sóng điều chỉnh

Tùy theo tính chất của sóng điều chỉnh mà ta có thể chia nó ra thành 4 loại:

1. Sóng điều chỉnh hình chữ Z (Zigzag)

2. Sóng điều chỉnh hình chữ N (Flat)

3. Sóng điều chỉnh dạng tam giác (Triangle)

4. Sóng điều chỉnh dạng phức hợp (Complex)

Sau đây ta sẽ lần lượt tìm hiểu sâu hơn về 4 loại sóng điều chỉnh này nhé.

Sóng điều chỉnh hình chữ Z (Zigzag)

Đúng như tên gọi của nó, loại sóng này được cấu tạo từ 3 con sóng nhỏ ghép lại thành hình chữ Z. Để dễ phân biệt với sóng đẩy, đối với sóng điều chỉnh thì người ta không dùng chữ số 12345 mà dùng chữ cái ABC XYZW (chữ hoa hoặc chữ thường đều được) để đánh số. Một tính chất phổ biến của sóng zigzag là nhánh sóng A và C đều là sóng đẩy, còn nhánh sóng B kết nối sóng A và C thường là một sóng chữ Z hoặc N.

Do trong bài trước chúng ta đã thảo luận về sóng đẩy rồi, nên bây giờ chúng ta dễ dàng nhận thấy hai nhánh sóng A và C của cái zigzag này cũng là hai sóng đẩy. Sóng B nối 2 sóng đẩy này trong hình là một sóng zigzag nhỏ. Quá dễ phải không các bạn? Cũng thường xuyên các bạn sẽ thấy sóng B là một sóng chữ N mà ta sẽ nghiên cứu sau đây

Sóng điều chỉnh hình chữ N (Flat)

Sóng điều chỉnh chữ N thì lại được chia ra làm 2 dạng là loại N “bình thường” và loại N “không bình thường” (irregular) hoặc “mở rộng” (expanded). Các nhà nghiên cứu sóng Elliott thế hệ trước như các ông Robert Prechter hay Robert Fischer thì hay dùng từ irregular còn các nhà nghiên cứu sau này như bà Constance Brown thì lại thích dùng từ expanded. Lý do là họ thấy tần suất xuất hiện loại sóng chữ N kiểu “không bình thường” này lại khá nhiều, không thua kém gì so với loại “bình thường”, vậy thì nó cũng là một dạng bình thường như dạng kia mà thôi, chẳng qua là có sự khác nhau, chứ không có gì là “không bình thường” ở đây cả.

Sóng điều chỉnh hình chữ N (Flat) loại “bình thường”

Tôi để chữ bình thường trong ngoặc kép để nhấn mạnh rằng gọi như thế chỉ để dễ phân biệt với loại “mở rộng” (expanded) mà thôi chứ không hàm ý loại expanded là “không bình thường”. Như vậy khi ta nói đến loại sóng điều chỉnh chữ N “bình thường” nghĩa là nói đến loại “không mở rộng”.

Có một số lưu ý đáng quan tâm đối với sóng chữ N là:

– Sóng B sẽ đi ngược lại hết chiều dài sóng A tạo thành nhánh giữa của chữ N, chiều cao của sóng B bằng hoặc gần bằng chiều cao của sóng A

– Sóng A của sóng chữ N thường sẽ là một sóng điều chỉnh dạng 3 sóng abc chứ không phải dạng 5 sóng 12345 (sóng đẩy) như trường hợp của sóng zigzag

Sóng C vẫn là một sóng đẩy giống như zigzag.

Sóng điều chỉnh hình chữ N (Flat) loại “mở rộng” (expanded)

Loại sóng chữ N mở rộng này có một chút khác biệt so với loại “bình thường” ở trên, đó là nhánh sóng B đi hơi quá đà một chút, nó hồi lại quá chân sóng A chứ không bằng chân sóng A, vì thế mà nó được gọi là “không bình thường” hay “mở rộng”. Do đặc điểm này mà cái đỉnh sóng B của sóng điều chỉnh chữ N thường hay bị lầm với đỉnh sóng 5 của con sóng đẩy trước nó. Vì thế khi kéo Fibonacci đôi khi tôi thấy có bạn cứ lấy cái đỉnh cao nhất (là đỉnh sóng B của sóng N mở rộng) thay vì phải lấy cái đỉnh sóng 5 (là chân sóng A).

Sóng điều chỉnh dạng tam giác (Triangle)

Loại sóng điều chỉnh dạng tam giác là loại sóng phức tạp gồm có 5 sóng con abcde trong nó. Các sóng con này lại được cấu tạo từ những sóng con dạng 3 sóng abc chứ không phải dạng 5 sóng 12345. Có 4 loại sóng tam giác hay gặp là sóng tam giác hướng lên (ascending triangle), sóng tam giác hướng xuống (descending triangle), sóng tam giác dạng cái nêm thu hẹp (contracting triangle) và dạng cái nêm mở rộng (expanding triangle). Các bạn nào hay nghiên cứu về mô hình giá thì chắc là không lạ gì những dạng sóng này.

Điều tôi muốn nhấn mạnh với các bạn ở đây là các dạng sóng tam giác này thường không đứng một mình mà nó thường kết hợp với một vài nhánh sóng khác để hoàn tất một mô hình sóng điều chỉnh. Như vậy nó thường đóng vai trò là sóng B hoặc sóng C trong một mô hình sóng điều chỉnh ABC. Hoặc đóng vai trò là một nhánh trong mô hình sóng điều chỉnh phức tạp.

Sóng điều chỉnh dạng phức tạp (Complex)

Loại sóng điều chỉnh dạng phức tạp thường rơi vào hai dạng là sóng chữ Z kép (2 chữ Z – Double Zigzag) và thậm chí sóng ba chữ Z (Triple Zigzag). Tuy nhiên dạng 3 chữ Z rất hiếm gặp.

Trong hình trên ta thấy con sóng điều chỉnh này gồm có 3 phần trong đó mỗi phần đều có 3 nhánh sóng nhỏ abc. Phần trước là một sóng điều chỉnh dạng chữ N do sóng b hồi về hết chân sóng a. Phần giữa là một sóng dạng zigzag khá dễ nhận biết. Phần cuối cũng là một sóng zigzag.

Đôi khi, để làm phức tạp thêm vấn đề, một trong 3 phần này có thể là một sóng điều chỉnh dạng tam giác như trong hình sau đây.

Kết luận

So với các sóng motive wave, các Sóng điều chỉnh Corrective wave rất khó xác định và nắm vững. Điều đó là nguyên nhân chính khiến các nhà giao dịch mất rất nhiều tiền kiếm được từ các sóng xung lượng.

Mong rằng thông qua bài viết này các bạn có thêm nhiều kiến thức hơn về loại sóng này từ đó giúp ích trong quá trình giao dịch.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Mở tài khoản HFM tại đây.
Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn