Mô hình giá Harmonic là gì? Áp dụng mô hình này giao dịch thế nào để đạt hiệu quả cao

Nguyên Thu Trang 11/12/2022
Mở tài khoản HFM tại đây.

Mô hình giá là bức tranh toàn cảnh về cung – cầu hàng hóa trên thị trường, là công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật, giúp các trader biết được chính xác những gì xảy ra trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai gần.

Harmonic là một trong những mô hình giá tương đối phức tạp. Bởi vì thường khó nhận biết về hình dáng và đặc trưng. Tuy nhiên một khi nhận diện và xác nhận được mô hình giá này nhà đầu tư sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Vậy Harmonic là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Mô hình giá Harmonic là gì? Lịch sử hình thành

Mô hình giá Harmonic được phát triển bởi một nhà phân tích kỹ thuật có tên là Harold M. Gartley (1899 – 1972) vào năm 1932, sau đó, ông đã đưa thành quả của mình vào cuốn sách “Profits in The Stock Markets – Lợi nhuận trên thị trường chứng khoán”, xuất bản lần đầu vào năm 1935, công bố rộng rãi ra công chúng và giới trader khắp thế giới.

Mô hình giá Harmonic nguyên thủy của Gartley là một mô hình 5 điểm, như bên dưới:

5 điểm này được nối lại với nhau tạo thành hình dáng giống 2 ngọn núi liền kề nhau (Gartley tăng giá) hoặc 2 ngọn núi đảo ngược (Gartley giảm giá) và chỉ cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Bullish Gartley: điểm C phải thấp hơn điểm A và điểm D phải cao hơn điểm X.
  • Bearish Gartley: điểm C phải cao hơn điểm A và điểm D phải thấp hơn điểm X.

Mô hình Harmonic nguyên thủy được tác giả áp dụng trên thị trường chứng khoán, nhưng vì những đặc tính giống nhau của một thị trường tài chính mà Gartley pattern sau này cũng được sử dụng phổ biến trong các thị trường khác như ngoại hối hay tiền điện tử.

Mô hình Harmonic nguyên thủy chỉ đơn giản bao gồm 5 điểm như trên và nó bắt đầu trở nên phức tạp hơn khi các nhà giao dịch, nhà phân tích kỹ thuật khác bắt đầu đưa các con số vào trong nó.

Larry Pesavento đã cải thiện Gartley pattern nguyên thủy bằng các tỷ lệ Fibonacci và thiết lập các quy tắc giao dịch với mô hình này thông qua cuốn sách “Fibonacci Ratios With Pattern Recognition – Tỷ lệ Fibonacci với Nhận diện mẫu”.

Bên cạnh đó, các nhà phân tích khác cũng đã kết hợp các tỷ lệ Fibonacci vào trong các biến thể của mô hình giá Harmonic, tạo ra các mẫu hình “động vật” đặc biệt như Crab (Con cua), Bat (Con dơi), Shark (Cá mập), Butterfly (Con bướm)… mà nổi bật nhất trong số đó là 2 nhà phân tích Scott M. Carney và Bryce Gilmore. Trong đó, Scott M. Carney được xem là người có công lao to lớn trong việc phát triển các mô hình giá Harmonic, ông đã bổ sung rất nhiều những kiến thức thực tế vào các quy tắc giao dịch, tính hợp lý của mô hình và cả cách quản lý rủi ro khi giao dịch với mô hình giá này. Tất cả những điều này đã được Carney đưa vào cuốn sách nổi tiếng “Harmonic Trading”.

  • Các tỷ lệ Fibonacci được sử dụng trong mô hình giá Harmonic

Fibonacci là một công cụ phân tích, giao dịch cơ bản và phổ biến trên các thị trường tài chính, được sử dụng để xác định các mức thoái lui hoặc mở rộng của một xu hướng, cung cấp tín hiệu để trader tìm điểm vào lệnh hoặc chốt lời. Các tỷ lệ quan trọng của dãy Fibonacci bao gồm 0.236, 0.382, 0.5, 0.618, 0.764, 1.0, 1.618, 2.618….

Trong các mô hình giá Harmonic, ngoài những tỷ lệ quan trọng nói trên thì một số những tỷ lệ khác cũng được đưa vào để xác định mô hình như 0.786, 0.886, 1.27, 2.24, 3.618.

2 công cụ được sử dụng để xác định các tỷ lệ này cũng như nhận diện các mô hình giá Harmonic chính là Fibonacci Retracement và Fibonacci Extension.

Các mô hình giá Harmonic phổ biến

Các dạng mô hình Harmonic rất phong phú. Nhưng các trader chỉ cần nắm được 5 kiểu mô hình phổ biến dưới đây là có thể an tâm giao dịch hiệu quả với mô hình Harmonic:

1. Mô hình AB=CD 

Mô hình ABCD được xem là kiểu mô hình Harmonic đơn giản nhất. Nguyên nhân vì nó đòi hỏi ít yêu cầu hơn so với đa số các mô hình Harmonic còn lại. Hơn nữa, sự hình thành AB=CD pattern cũng rất dễ nhận diện trên đồ thị giá.

Sau đây là một số đặc điểm của mô hình Bullish AB=CD:

  • Mô hình bắt đầu hình thành từ việc giá giảm từ điểm A đến điểm B.
  • Sau đó tạo thành một bước ngoặt khi giá có sự điều chỉnh lại và tăng đến điểm C tại mức thoái lui từ 61.8% – 78.6% của đoạn xu hướng AB
  • Tại điểm C, mô hình lại tạo thành bước ngoặt quan trọng, giá quay đầu di chuyển đến điểm D tại mức mở rộng 127.2% – 161.8% của xu hướng giảm AB, sao cho khoảng cách đoạn CD xấp xỉ bằng AB. Lúc này, các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ xảy ra sự đảo chiều tại D.

Lưu ý, các trader chỉ nên thiết lập giao dịch khi mô hình AB=CD đã được hoàn chỉnh và phát tín hiệu đảo chiều.

Về phân loại, mô hình AB=CD có 2 dạng chính là Bullish AB=CD (Mô hình AB=CD tăng) và Bearish AB=CD (Mô hình AB=CD giảm). Đặc điểm và cách xác định mô hình AB = CD giảm cũng tương tự như mô hình tăng ở trên.

2. Mô hình Gartley

Chính là mô hình Harmonic nguyên thủy như trên nhưng được bổ sung thêm các tỷ lệ Fibonacci, như hình dưới:

Trong mô hình Bullish Gartley (Gartley tăng giá):

  • Ban đầu, giá di chuyển tăng lên đến điểm A
  • Sau đó điều chỉnh về B tại mức thoái lui 0.618 của đoạn xu hướng tăng XA. B chính là Fibonacci Retracement (FR) 0.618 của đoạn XA.
  • Tiếp theo, giá di chuyển tăng lên đến điểm C tại mức thoái lui từ 0.382 đến 0.886 của đoạn xu hướng giảm AB. Hay C là FR 0.382-0.886 của AB.
  • Cuối cùng, giá điều chỉnh giảm về D tại mức mở rộng từ 1.27 đến 1.618 của đoạn xu hướng giảm AB. Hay D chính là Fibonacci Extension (FE) 1.27-1.618 của AB. Đồng thời, D cũng là FR 0.786 của XA.

Sau khi điểm D được hình thành, thị trường có xu hướng đi lên, là thời điểm thích hợp để trader vào lệnh Buy.

Ngược lại, với mô hình Bearish Gartley, sau khi điểm D được hình thành, thị trường có xu hướng đi xuống, là thời điểm thích hợp để trader vào lệnh Sell.

Điều kiện quan trọng của mô hình Gartley chính là đoạn xu hướng ban đầu XA, chiều hướng của XA cũng chính là xu hướng chung của thị trường và xu hướng này đang ở giai đoạn mới bắt đầu. Tiếp theo đó là những đợt điều chỉnh AB và CD, sau các đợt điều chỉnh này, giá sẽ tiếp tục xu hướng chính, nghĩa là cùng hướng với XA.

3. Mô hình con bướm

Mô hình con bướm hay còn gọi là mô hình Butterfly (Butterfly Pattern). Cũng giống với mô hình Gartley, Butterfly cũng có hình dạng giống chữ W hoặc chữ M và được cấu tạo từ 5 điểm X, A, B, C và D.

Để xác nhận một mô hình con bướm, các trader cần đảm bảo sự di chuyển của giá phù hợp với các tỷ lệ Fibonacci theo yêu cầu dưới đây:

  • Giá di chuyển từ X đến A sau đó điều chỉnh về B tại mức thoái lui là 78.6% của xu hướng XA.
  • Tiếp theo tại B giá lại quay đầu đến điểm C tại mức thoái lui từ 38.2% – 88.6% của xu hướng giảm AB.
  • Tại C giá lại quay đầu đến D tại mức mở rộng 161.8% 261.8% của đoạn AB. Đồng thời D cũng là mức thoái lui là 127.2% – 161.8% của XA.

4. Mô hình Three Drive (Mô hình 3 sóng)

Có đặc điểm khá giống với mô hình AB=CD, nhưng thay vì 2 sóng chính và một sóng điều chỉnh thì mô hình Three Drive có đến 3 sóng chính và 2 sóng điều chỉnh. Cụ thể như sau:

Một trong những điểm đặc biệt của mô hình này là nó có cấu trúc cơ bản của sóng Elliott, mà nói đúng hơn thì mô hình giá 3 sóng này chính là tiền thân của sóng Elliott.

Mô hình Bearish Three Drive được hình thành từ 3 sóng tăng (1, 2, 3) và 2 sóng điều chỉnh giảm (A, B), trong đó:

  • Sóng A kết thúc tại mức thoái lui (FR) 0.618 của sóng 1
  • Sóng 2 kết thúc tại mức mở rộng (FE) 1.27 của sóng 1
  • Sóng B kết thúc tại mức thoái lui (FR) 0.618 của sóng 2
  • Sóng 3 kết thúc tại mức mở rộng (FE) 1.27 của sóng 2
  • Thời gian hoàn thành sóng 2 và sóng 3 là bằng nhau
  • Thời gian hình thành sóng A và sóng B cũng bằng nhau

Sau khi sóng 3 kết thúc, thị trường sẽ đảo chiều giảm, trader vào lệnh Sell.

Ngược lại, trong mô hình Bullish Three Drive, sau khi sóng 3 hoàn thành, thị trường đảo chiều tăng.

5. Mô hình con cua 

Mô hình con cua được Scott Carney phát minh ra vào năm 2000 và được ông xem là một trong những mẫu hình giao dịch chính xác nhất trong phân tích kỹ thuật.

Mô hình cùng lại, mô hình cua cũng có 2 dạng chính là Bullish Carb và Bearish Crab như hình vẽ bên dưới:

Trong mô hình Bearish Crab:

  • Giá bắt đầu giảm từ X đến A sau đó lại tăng về B tại mức thoái lui từ 38.2% – 61.8% của đoạn xu hướng giảm XA.
  • Tại B giá lại quay đầu giảm về C tại mức thoái lui từ 38.8% – 88.6% của đoạn xu hướng tăng AB.
  • Tiếp theo giá lại quay đầu tăng về điểm D tại mức mở rộng từ 261.8% – 361.8% của đoạn xu hướng tăng AB. Đồng thời D cũng là mức thoái lui 161,8% đoạn XA.

Lưu ý, tại vùng D các trader có thể vào một lệnh dài và cắt lỗ ngay tại điểm bên dưới.

5. Mô hình con dơi 

Mô hình Con dơi có hình dáng khá giống với mô hình Gartley nhưng các tỷ lệ Fibonacci sẽ khác nhau, đoạn AB điều chỉnh ít hơn nhưng đoạn CD lại điều chỉnh xa hơn so với mô hình Gartley.

Trong mô hình Bullish Bat:

  • Bắt đầu bắt đoạn xu hướng tăng XA
  • Sau đó điều chỉnh giảm về B tại mức thoái lui từ 0.382 đến 0.5 của đoạn xu hướng tăng XA, hay B chính là FR 0.382-0.5 của XA.
  • Tiếp theo, giá tăng lên C tại mức thoái lui từ 0.382 đến 0.886 của đoạn xu hướng giảm AB, hay C chính là FR 0.382-0.886 của AB.
  • Kết thúc mô hình, giá tiếp tục điều chỉnh giảm về D tại mức mở rộng 1.618 đến 2.618 của đoạn AB, hay D chính là FE 1.618-2.618 của AB. Đồng thời, D cũng là FR 0.886 của XA.

Sau khi điểm D được hình thành, thị trường có xu hướng đi lên, tiếp tục xu hướng của đoạn tăng giá XA ban đầu, trader vào lệnh Buy. Và ngược lại đối với mô hình Bearish Bat.

Cách giao dịch với mô hình Harmonic

Phương pháp giao dịch với mô hình Harmonic cũng tương đối phức tạp giống cách thức hoạt động của nó. Do đó, đoạn viết dưới đây sẽ trình bày một cách tổng quát và dễ hiểu nhất có thể giúp bạn đọc tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

Trước tiên, điều kiện quan trọng khi sử dụng các mẫu Harmonic trong giao dịch là phải chờ đến khi mô hình được hình thành hoàn chỉnh. Để xác định được mô hình giá này, các bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Nhận dạng được mô hình Harmonic tiềm năng

Lúc này, các trader cần xác định được chính mô hình thuộc kiểu mẫu Harmonic nào. Với mỗi mô hình AB=CD, mô hình Gartley, mô hình con dơi,… sẽ có phương pháp giao dịch riêng biệt.

  • Bước 2: Sử dụng Fibonacci và Draw trendline để vẽ trên biểu đồ để xác định chính xác đây thuộc dạng mô hình gì.

Để xác định được, các bạn có thể thực hiện các thao tác dưới đây:

– Chọn biểu tượng Draw trendline trên thanh công cụ.

– Trên đồ thị giá, xác định điểm X.

– Tiếp theo, bắt đầu xác định điểm đáy hoặc đỉnh theo xu hướng thị trường.

– Nối 4 đáy hoặc đỉnh vừa đặt để tạo thành mô hình Harmonic.

– Tiếp theo hãy dùng Fibonacci để đo tỷ lệ của các điểm đảo chiều, sau đó đối chiếu với cá điểm Fibonacci tương ứng với từng mô hình dưới đây:

  • Bước 3: Tiến hành đặt lệnh mua hoặc bán, điểm chốt lời và cắt lỗ theo từng dạng mẫu hình Harmonic.

Chú ý, bất kể mô hình giá hoặc mô hình nến nào cũng có sự tương đối nhất định, không ai có thể đảm bảo 100% nó sẽ chắc chắn xảy ra. Tương tự với mẫu hình Harmonic, để nâng cao tỷ lệ thành công khi đầu tư forex, các trader cần biết cách tận dụng triệt để thế mạnh của harmonic và kết hợp nó với các công cụ phân tích kỹ thuật khác nữa.

Ưu và nhược điểm của mô hình harmonic

Ưu điểm

  • Các mô hình giá Harmonic được chuẩn hóa hơn bằng các tỷ lệ Fibonacci, cho nên nó có thể loại bỏ được yếu tố cảm tính, khác với khi chỉ quan sát và nhận định bằng mắt như những mô hình giá khác. Và một khi đã thỏa mãn các quy chuẩn đó thì xác suất thành công của mô hình là rất lớn.
  • Có thể hoạt động tốt trên rất nhiều khung thời gian khác nhau và phù hợp với tất cả các loại tài sản tài chính trên thị trường.
  • Hành động giá của những mô hình Harmonic tạo thành những đợt sóng rất cơ bản, bao gồm các đợt sóng chính và xen kẽ các đợt sóng điều chỉnh, nên rất dễ xuất hiện và được lặp lại thường xuyên.
  • Có thể sử dụng kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để tăng độ tin cậy.

Nhược điểm

  • Phức tạp, do phải thông qua bước đo lường các tỷ lệ Fibonacci
  • Vì các mô hình Harmonic rất giống với những mô hình giá khác như 2 đỉnh, 2 đáy, đồng thời, các mô hình Harmonic lại cũng rất giống nhau, nếu không luyện tập thường xuyên, các bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn, dẫn đến những nhận định không chính xác.

Giao dịch với các mô hình giá Harmonic đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp, các bạn cần có thời gian tìm hiểu sâu hơn về từng mô hình cụ thể và luyện tập, quan sát, đo lường các tỷ lệ Fibonacci thật nhiều, để nhuần nhuyễn hơn, thao tác nhanh hơn, tránh mất cơ hội vào lệnh tiềm năng.

Kết luận

Mô hình Harmonic cho phép chúng ta phân biệt các khu vực tiềm năng đối với xu hướng tổng thể tiếp theo.

Mô hình giá Harmonic quá hoàn hảo do đó chúng rất khó xuất hiện và khó nhận biết.

Quan trọng nhất là bạn cần tinh mắt để phát hiện các mô hình giá Harmonic và rất kiên nhẫn tránh tham gia thị trường trước khi mô hình được hoàn thành.  Chúc các bạn giao dịch thành công!

Mở tài khoản HFM tại đây.
Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn