Tất cả những điều trader cần biết về mô hình giá chữ nhật

Nguyên Thu Trang 18/11/2022
Mở tài khoản HFM tại đây.

Đối với các giao dịch đầu tư tài chính thì phân tích dữ liệu chính xác, nhanh chóng sẽ đem lại lợi nhuận đầu tư cao. Một trong những mô hình giúp giảm rủi ro khi đầu tư được nhiều người áp dụng là mô hình chữ nhật

Mô hình chữ nhật là mô hình giá cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng được rất nhiều trader ưa chuộng. Bởi mô hình này xuất hiện khá thường xuyên, hơn nữa giao dịch thuận xu hướng cũng an toàn hơn so với giao dịch đảo chiều. Để tìm hiểu kỹ hơn về mô hình giá này, cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Mô hình giá chữ nhật là gì?

Mô hình chữ nhật (Rectangle Pattern) là mô hình giá tiếp diễn được tạo bởi 2 đường hỗ trợ, kháng cự nằm ngang. Giá bị giam hãm giữa 2 đường hỗ trợ, kháng cự trong một thời gian dài, giá liên tục kiểm tra các mức hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi bứt phá thành công.

Mô hình chữ nhật đại diện cho giai đoạn củng cố, nghỉ ngơi sau một thời gian tăng hoặc giảm dài. Khi này động lực giữa cả phe mua và phe bán khá cân bằng, không bên nào chiếm ưu thế. giá cứ liên tục giao động lên xuống cho đến khi phá vỡ kháng cự/ hỗ trợ sẽ cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng.

Mô hình giá chữ nhật có đặc điểm gì?

Như vậy mô hình chữ nhật về cấu tạo sẽ bị “nhốt” bởi vùng kháng cự và hỗ trợ, 2 đường này sẽ tạo ra 2 đường thẳng song song, giam cầm 1 vùng giá vào trong đó, khi giá bị mắc kẹt tại đây sẽ có xu hướng bật tưng tưng lên xuống nhiều lần.

Nên cấu tạo của mô hình giá hình chữ nhật sẽ khác so với những mô hình chúng tôi từng giới thiệu trước đó với các thành phần chính gồm:

  • Đường kháng cự
  • Đường hỗ trợ
  • Các đỉnh hoặc đáy đi loanh quanh trong khu vực này

Diễn biến tâm lý của mô hình chữ nhật

Từ khái niệm như trên có thể thấy, diễn biến tâm lý của phe buy và phe sell ở nguyên trong vùng  giá bị nhôt hoàn toàn ngang sức ngang tài bất biết diễn biến xu hướng trước đó là xu hướng tăng và giảm.

Bạn thấy gì khác biệt so với mô hình đảo chiều không?

Đó chính là mô hình trước đó không phải là điều kiện quan trọng nhất quyết định mô hình, mà ở đây  sau 1 xu hướng hình thành trước đó, với sự quyết liệt từ 2 phe đấu đá căng thảng dẫn đến giai đoạn này cần phải nghỉ ngơi, khi lọt vào mê hồn trận bị giam hãm bởi 2 đường kháng cự và hỗ trợ song song với nhau cho thấy không ai thực sự kiểm soát thị trường.

Sau một thời gian biến động mạnh, tăng hoặc giảm trước đó, thị trường bắt đầu rơi vào trạng thái nghỉ ngơi.

Nếu các mô hình giá như Cờ đuôi nheo, Cái Nêm hay Tam giác, giá có xu hướng hội tụ lại một điểm vì lúc này, cả 2 phe mua và bán đều đang giảm giao dịch để củng cố lực lượng và đẩy giá đi mạnh theo kỳ vọng, thì ở mô hình giá Hình chữ nhật, cả 2 phe mua và bán đều chủ động tấn công đối phương, làm cho giá liên tục di chuyển lên xuống. Khi phe bò tấn công đẩy giá đi lên thì phe gấu lập tức phản đòn kéo giá xuống lại, hành vi của cả 2 phe khiến giá cứ chạm ngưỡng kháng cự thì đi xuống, chạm ngưỡng hỗ trợ thì đi lên, tạo ra một hình chữ nhật, lên lên xuống xuống liên tục và giai đoạn này tích luỹ càng lâu thì khi 1 trong 2 phe thực sự có thể phá vỡ thường giá sẽ công phá khá mạnh.

Thế nào là mô hình giá chữ nhật đẹp?

Mô hình giá chữ nhật đẹp là mô hình chạm được vào xu hướng tối thiểu 2 lần, có nghĩa là có tổng cộng 4 lần giá chạm đường kháng cự và đường hỗ trợ. Khi phân tích cần phải nhớ rằng 2 đường xu hướng này luôn trong vị trí song song với nhau.

Trong một số trường hợp thì hai đường này có thể không hoàn toàn song song và có độ chéo vừa phải. Nếu độ chéo quá lớn thì có thể trở thành biến thể khác.

Do đó, nếu như bạn thấy giá đã chạm vào vùng kháng cự và hỗ trợ nhiều lần nhưng chưa thể vượt qua khỏi giới hạn mô hình thì bạn nên đứng ngoài xem, không nên hành động. Nếu thấy giá chính thức bị phá vỡ thì hãy tiến hành đặt lệnh giao dịch để bảo toàn giao dịch.

Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình chữ nhật

Vì sau khi giá thoát ra khỏi hình chữ nhật, nó có xu hướng quay lại kiểm tra đường hỗ trợ và đường kháng cự nên phương pháp giao dịch với mô hình này cũng đa dạng hơn. Các bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết dưới đây:

– Cách 1. Vào lệnh khi giá vừa bứt ra khỏi mô hình

Trường hợp này bạn vào lệnh ngay khi giá breakout khỏi hình chữ nhật. Cụ thể:

  • Khi giá vừa phá vỡ khu vực kháng cự để đi lên, ta đặt một lệnh buy ngay tại điểm này.
  • Ngay khi giá xuyên qua đường hỗ trợ đi xuống, ta đặt một lệnh sell.

Lợi thế của việc giao dịch theo cách này là các nhà đầu tư không bỏ lỡ cơ hội vào lệnh. Tuy nhiên mức lời thu được lại không quá cao.

– Cách 2: Vào lệnh khi giá quay lại retest 2 đường trendline

Khi giá bứt ra khỏi hình chữ nhật, sau đó quay lại retest đường kháng cự và hỗ trợ. Đây chính là thời điểm thích hợp để các trader tham gia vào thị trường. Để hình dung rõ hơn các bạn có thể tham khảo hình vẽ sau, điểm đặt lệnh trong trường hợp này là vị trí số 2.

Nếu sử dụng mô hình chữ nhật để nhận định, đánh giá và tiến hành đặt lệnh thì bạn cần phải tiến hành theo hướng dẫn sau.

Trái ngược với phương pháp 1, điểm vào lệnh theo cách này được cho là tốt hơn. Nhưng giao dịch với cách 2 có thể khiến trader bỏ lỡ cơ hội vào lệnh nếu giá không quay lại retest mà tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu luôn.

Nên lựa chọn cách giao dịch nào?

Cách 1 Cách 2
Ưu điểm Không bỏ lỡ cơ hội khi giá phá vỡ mô hình Lợi nhuận cao hơn bởi điểm đặt lệnh có vị trí tốt hơn
Nhược điểm Điểm đặt lệnh ở vị trí không hơn nên lợi nhuận thấp Có thể bỏ lỡ cơ hội vào lệnh nếu giá không reset mà tiếp tục xu hướng luôn

Cả hai cách này đều có ưu nhược điểm khác nhau nên bạn cảm thấy cách nào phù hợp với phong cách cá nhân thì nên chọn lựa.

Mô hình Hình Chữ Nhật trong xu hướng giảm

Trong hình chúng ta có thể thấy được rằng, trong xu hướng giảm, giá gặp ngưỡng hỗ trợ mạnh, giá phản ứng và điều chỉnh. Nhưng trong phạm vi giữa 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song do đó giá tiếp tục có xu hướng giảm.

Nếu như giá đang hoạt động trong xu hướng giảm và có thêm mô hình chữ nhật, khi phá vỡ đường hỗ trợ giá tiếp tục chạy xuống phía dưới. Nếu nhận thấy dấu hiệu này, bạn có thể thực hiện một lệnh giao dịch.

Mô hình Hình Chữ Nhật trong xu hướng tăng

Đối với xu hướng tăng, khi giá gặp ngưỡng kháng cự mạnh, giá phản ứng và điều chỉnh trong phạm vi giữa hai ngưỡng hỗ trợ và kháng cự song song. Sau đó giá phá vỡ kháng cự và tiếp tục xu hướng tăng.

Trong hình minh họa trên, giá trong đà tăng đồng thời mô hình chữ nhật đã xuất hiện. Nếu như giá bứt phá ra khỏi đường kháng cự, giá có thể phòng tiếp tục retest tại đường kháng cự rồi lại bứt phá lần 2.

Một số câu hỏi về mô hình chữ nhật

Mô hình chữ nhật xuất hiện ở đâu?

Dựa vào xu hướng chính của thị trường trước khi hình thành mô hình giá Hình chữ nhật thì chúng ta có thể chia mô hình này thành 2 loại: mô hình giá Hình chữ nhật tại đỉnh và mô hình giá Hình chữ nhật tại đáy.
Mô hình giá Hình chữ nhật tại đỉnh: được hình thành sau một xu hướng tăng và xuất hiện tại đỉnh của xu hướng tăng đó.
Mô hình giá Hình chữ nhật tại đáy: được hình thành sau một xu hướng giảm và xuất hiện tại đáy của xu hướng giảm đó.

Thế nào là Một mô hình chữ nhật chuẩn chỉnh?

Mô hình giá Hình chữ nhật thật sự có hiệu lực khi  đi qua ít nhất 2 đỉnh tức là đi qua vùng kháng cự và đi qua ít nhất 2 đáy tức đường hỗ trợ.

Với mô hình giá hình chữ nhật có cần xác định xu hướng trước đó không?

Tốt nhất vẫn nên xác định xu hướng bởi mô hình giá hình chữ nhật rất dễ bị nhầm lẫn với mô hình 3 đỉnh, 3 đáy, nên việc xác định rõ xu hướng trước đó để khi giá break hay phá vỡ xu hướng nếu ngược với xu hướng ban đầu, thì đó là dạng mô hình đảo chiều, còn sau khi phá vẫn vẫn 1 lòng sắc son chung thuỷ đi theo xu hướng ban đầu thì đó là mô hình tiếp diễn.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn của chúng tôi về mô hình giá hình chữ nhật. Chúng tôi hi vọng những hướng dẫn này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình giao dịch forex. Nếu như các bạn có bất kỳ  thắc mắc gì thì các bạn cứ để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Chúc các bạn thành công.

Mở tài khoản HFM tại đây.
Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn