Lý thuyết Dow được người trong giới xem như là một nền tảng, một cơ sở hệ thống đầu tiên cho mọi nghiên cứu trên thị trường đầu tư tài chính nói chung (chứng khoán, forex….). Việc nắm vững được lý thuyết này sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong phân tích và dự đoán thị trường một cách chính xác và hiệu quả, từ đó đưa ra được những quyết định giao dịch đúng đắn nhất. Vậy cụ thể lý thuyết Dow là gì? Lý thuyết này có những nguyên lý ra sao? Lợi thế và hạn chế của lý thuyết này như thế nào?
Nội dung
Trong chứng khoán, lý thuyết Dow được xem như một nền tảng, là viên gạch đầu tiên tạo dựng lên tiền đề để nghiên cứu phân tích kỹ thuật cũng như giúp cho sự phát triển của những loại chỉ báo phân tích kỹ thuật sau này bao gồm RSI, trendline, sóng Elliott, MACD,…
Cha đẻ của lý thuyết Dow là ông Charles H. Dow, các nguyên lý cơ bản của lý thuyết này được hình thành thông qua 1 loạt các bài xã luận do ông viết đăng tải trên tờ Wall Street Journal. Những bài viết này thể hiện niềm tin của Dow về cách phản ứng của thị trường chứng khoán cũng như cách thức đo lường sức khỏe thị trường tài chính để tìm kiếm lợi nhuận.
Tới năm 1902, Charles H. Dow qua đời 1 cách đột ngột, khiến cho toàn bộ những tài liệu vẫn trong trạng thái dang dở. Nên 1 trong số các cộng sự của Dow, tiêu biểu là William P. Hamilton cũng chính là người thay ông giữ chức biên tập tờ Wall Street Journal đã tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và cho ra đời lý thuyết Dow như ngày hôm nay.
Dow tin rằng thị trường chứng khoán nói chung là thước đo đáng tin cận cho điều kiện tổng thể của 1 nền kinh tế. Và bằng cách phân tích tổng thể người ta có thể đánh giá chính xác các điều kiện đó cũng như xác định hướng xu hướng chính của thị trường và hướng phát triển của từng cổ phiếu riêng lẻ.
Để làm được vậy Dow chủ yếu dựa vào 2 chỉ số gồm: Chỉ số công nghiệp Dow Jones và Chỉ số đường sắt Dow Jones (nay là Chỉ số vận tải), được Dow biên soạn đăng tải trên Wall Street Journal. Ông cho rằng chúng có thể phản ánh chính xác các điều kiện kinh doanh vì chúng bao gồm hai phân khúc kinh tế chính: công nghiệp và đường sắt (vận tải). Dù các chỉ số này đã thay đổi trong suốt 100 năm qua, nhưng lý thuyết vẫn áp dụng và trở thành 1 trong những lý thuyết cơ bản nhất cho giao dịch ngoại hối forex cũng như cho thị trường tài chính hiện đại.
Có 6 nguyên lý của lý thuyết Dow được áp dụng trong thị trường tài chính như sau:
Để tìm hiểu chi tiết hơn chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể từng nguyên lý cơ bản
– Theo lý thuyết Dow, tất cả các thông tin từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai đều ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và được phản ánh thông qua giá cổ phiếu và các chỉ số liên quan. Những thông tin đó bao gồm: lãi suất, lạm phát, thu nhập… cho đến cảm xúc của nhà đầu tư. Tất cả những yếu tố này sẽ được tính và định giá vào thị trường.
– Thị trường phản ánh tất cả mọi thứ. Đây là điều mà không ai có thể phủ định được. Trên thực tế, có rất nhiều trader chỉ cần nhìn vào sự biến động của giá cả cũng đã có thể xác định được xu thế của thị trường.
Giống như phân tích kỹ thuật chính thống, lý thuyết Dow chủ yếu tập trung vào giá cả. Tuy nhiên, khác ở chỗ lý thuyết Dow liên quan đến biến động toàn bộ thị trường hơn là chỉ thu hẹp trong thị trường chứng khoán.
Ví dụ, người theo lý thuyết Dow sẽ xem xét biến động giá theo các chỉ báo nằm trong xu hướng chính. Một khi họ có ý tưởng về xu hướng trên thị trường, họ sẽ đưa ra quyết định đầu tư. Nếu xu thế chính là xu hướng tăng, thì nhà đầu tư sẽ mua giao dịch cổ phiếu riêng lẻ với mức định giá hợp lý.
3 loại xu hướng này được chia theo khoảng thời gian mà chúng tồn tại.
Xu thế cấp 1 gồm cả 2 dạng là xu thế tăng và xu thế giảm. Về bản chất xu thế cấp 2 chính là đà ngăn cản sự phát triển của xu thế cấp 1.
Ví dụ khi cả thế giới đang trên đà phát triển thì đại dịch Covid bất ngờ ập tới, khiến cho mọi thứ rơi vào trạng thái đóng băng, trì trệ, kéo tụt nền kinh tế đi xuống.
Điểm mấu chốt ở đây, XU THẾ CẤP 1 (XU THẾ TĂNG) CHỈ ĐƯỢC TIẾP DIỄN khi và chỉ khi phải luôn tạo ra các ĐỈNH CAO HƠN và ĐÁY CAO HƠN. Hay đỉnh sau phải cao hơn đỉnh trước và đáy sau sẽ phải cao hơn đáy trước giống như các bậc thang vậy.
Nếu xu thế cấp 1 là xu thế giảm đồng nghĩa sẽ tạo ra các đỉnh thấp hơn và các đáy thấp hơn
Theo lý thuyết Dow, xu thế chính là xu hướng lớn nhất có thể kéo dài hàng năm.
Đây được xem là giai đoạn “lấy đà”, truyền công lực để cho xu thế cấp 1 được tiếp diễn. Ngoài ra, xu thế phụ luôn đi ngược với xu thế chính.
Nếu xu thế chính đang là xu thế tăng thì xu thế phụ sẽ là các đoạn điều chỉnh giảm. Ngược lại, nếu xu thế chính là xu thế giảm thì các giai đoạn điều chỉnh chính là giá phục hồi để sau đó giá tiếp tục giảm tiếp.
Xu thế nhỏ, theo lý thuyết Dow không kéo dài quá 3 tuần, dùng để điều chỉnh hoặc có những biến động giá đi ngược lại với xu hướng 2.
Trong lý thuyết của mình DOW cũng chia xu thế chính thành 3 giai đoạn. Trong đó:
Đối với xu hướng chính tăng
Đối với xu hướng chính giảm
Trong lý thuyết Dow, việc đảo chiều từ thị trường bò (thị trường tăng) sang thị trường gấu (thị trường giảm) không thế nào được xác nhận nếu không có sự xác nhận từ 2 chỉ số (theo truyền thống là Chỉ số trung bình công nghiệp và đường sắt).
Điều này có nghĩa là các tín hiệu xảy ra trên biểu đồ của chỉ số này phải khớp hoặc tương ứng với các tín hiệu xảy ra trên biểu đồ của chỉ số khác.
Ví dụ: nếu chỉ số như Trung bình công nghiệp Dow Jones xác nhận 1 xu hướng giá tăng mới, nhưng chỉ số Trung bình vận tải Dow Jones vẫn nằm trong xu hướng giá giảm, như vậy không thể nào xác nhận được xu thể tăng có thể xảy ra.
Theo nhận định trong lý thuyết Dow, khối lượng giao dịch sẽ đi cùng tương quan với xu thế thị trường. Các nhà đầu tư cần dựa vào khối lượng giao dịch để xác định xác xu hướng thị trường đang diễn ra. Khối lượng giá tăng lên sẽ kéo theo xu hướng tăng và nếu khối lượng giá giảm sẽ khiến xu hướng giảm.
Nội dung nguyên lý này đưa ra nhận định một xu hướng vẫn có hiệu lực cho đến khi xuất hiện sự đảo chiều. Do đó, nhà đầu tư cần tập cho mình sự kiên nhẫn, chờ đợi tương lai có tín hiệu đảo chiều mới có thể giao dịch.
Lý thuyết Dow vẫn có 1 số hạn chế nhất định như nó khá trễ và không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn nhất là với những giao dịch ngắn hạn, do sự ảnh hưởng của tâm lý đám đông cùng sự phát triển của internet. Hơn nữa, thị trường giao dịch hiện tại theo các khung phút và giây chứ không giao dịch theo ngày như thị trường chứng khoán trước đó, vì lẽ đó thị trường sẽ bị nhiễu nhiều hơn thông tin sẽ kém chính xác hơn.
Hiểu và nắm được nền tảng lý thuyết Dow trong Forex sẽ giúp nhà đầu tư hiểu được các biến động tiếp theo thị trường, từ đó thực hiện các dự án giao dịch chính xác và hiệu quả. Chúc các bạn giao dịch thành công!
Comment của bạn