Tổng hợp các loại lệnh mà các trader cần phải biết khi giao dịch forex

Nguyên Thu Trang 06/11/2022
Mở tài khoản HFM tại đây.

Để trở thành nhà đầu tư thông thái trên thị trường ngoại hối, bên cạnh hiểu biết sâu sắc về phân tích kỹ thuật, thì các trader cũng phải biết cách sử dụng thành thạo các lệnh trong forex.

Ngoài 2 loại lệnh vô vùng phổ biến mà trader nào cũng từng nghe qua như buy limit và sell limit, thì forex còn 1 số loại lệnh khác giúp bạn tối ưu hóa khi giao dịch. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tất cả các loại lệnh có trong giao dịch forex, cũng như ưu và nhược của từng loại lệnh các bạn nhé.

Lệnh giao dịch trong forex là gì?

Về cơ bản, tất cả những loại lệnh này được sinh ra là để phục vụ cho mục đích giao dịch của trader trong các hoàn cảnh khác nhau: khi bạn muốn chờ 1 điểm entry đẹp mới mua vào, hay khi bạn đang bận rộn với các công việc khác vẫn muốn khi giá tới các mức đó, có thể thực hiện 1 lệnh giao dịch, hoặc bạn muốn vào lệnh ngay vì không muốn bỏ lỡ cơ hội…

Chính vì xuất phát điểm là tạo ra các lệnh phục vụ cho trader, nên trong giao dịch forex có ba loại lệnh chính gồm: lệnh thị trường, lệnh chờ, các loại lệnh khác (lệnh dừng lỗ -chốt lời và trailing stop).

Lệnh thị trường (Market order)

Lệnh thị trường (market order) là loại lệnh mà các trader có thể mua và bán cặp tiền tệ theo mức giá hiện tại, đây được cho là mức giá tốt nhất theo đánh giá của các trader. Khi sử dụng market order, giao dịch sẽ được thực thi ngay tại thời điểm đặt lệnh.

Đặc điểm của lệnh thị trường là khớp ngay lập tức, nên được các scalper ưa chuộng. Bởi họ là những người thường xuyên theo dõi thị trường, khi có cơ hội sẽ vào lệnh ngay lập tức.

Ưu điểm của thực thi theo lệnh thị trường: Market Execution

  • Bạn sẽ được khớp lệnh ngay lập tức.
  • Không lo bị lỡ cơ hội nên được nhiều trader sử dụng vì chúng rất nhanh – gọn – nhẹ, không mất thời gian chờ.

Nhược điểm thực thi theo lệnh thị trường: Market Execution

  • Khó lòng tìm được điểm entry đẹp khi vào lệnh.
  • Đôi khi nếu bạn thực hiện lệnh đúng thời điểm thị trường biến động, spread giãn nhiều, sẽ khiến bạn vô cùng bất lợi.

Các loại lệnh chờ (Pending Order)

Pending order (lệnh chờ) là loại lệnh mà bạn có thể mua và bán theo mức giá bạn đã định sẵn chứ không theo giá thị trường hiện tại. Loại lệnh này hữu ích ở chỗ các trader không cần ngồi canh biểu đồ giá liên tục, vì khi giá di chuyển đến điểm đặt lệnh, lệnh sẽ tự động được khớp. Trong forex có tất cả 4 loại lệnh chờ chính gồm: Sell Limit, Buy Limit, Sell Stop, Buy Stop.

  1. Sell Limit và Buy Limit

Sell limit: là lệnh chờ bán. Bạn sẽ đặt lệnh chờ bán khi kỳ vọng rằng giá sẽ lên cao một chút nữa rồi quay đầu giảm sâu. Vậy nên, bạn sẽ đặt lệnh sell limit tại mức giá cao hơn giá hiện tại. Nếu giá di chuyển đúng theo kịch bản, bạn sẽ thu được món “hời” lớn. Ví dụ, bạn muốn bán cặp tiền tệ AUD/USD đang có giá hiện tại là 0,7383. Bạn cho rằng giá đến đỉnh tại mức 0,7400 sẽ giảm xuống sau đó. Lúc này, bạn có thể đặt lệnh Sell limit tại mức giá 0,7400 và lệnh sẽ tự động khớp nếu giá chạm mức 0,7400.

Buy Limit: Lệnh chờ mua được thiết lập khi bạn  xác định rằng giá sẽ tiếp tục đi lên, nhưng trước khi đi lên, giá có thể sẽ phải giảm trước đã. Chính vì thế, bạn sẽ thiết lập Buy Limit để mua được giá tốt hơn, rẻ hơn so với giá hiện tại thị trường đang cung cấp. Giả sử, bạn muốn mua cặp tiền tệ AUD/USD đang có giá là 0,7384. Bạn cho rằng giá giảm xuống chạm mức 0,7350 là điểm mua vào an toàn trước khi giá đảo chiều tăng lên. Lúc này, bạn có thể đặt lệnh Buy limit tại mức giá 0,7350 và chỉ cần đợi đến khi lệnh của bạn được khớp.

2. Lệnh chờ Buy Stop và Sell Stop

Sell stop: tức là bạn chờ bán với mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Vì bạn muốn chờ xem giá có phá vỡ ngưỡng hỗ trợ hay không để chắc chắn rằng xu hướng sẽ thực sự giảm giá.

Ví dụ: Giá cặp tiền GBP/USD hiện tại là 1.3030. Tuy nhiên bạn lại chưa chắc chắn giá có giảm hay không nên muốn đợi giá vượt ngưỡng hỗ trợ và đạt tới mức giá 1.3000 với vào lệnh. Khi này bạn sẽ đặt sell Stop tại mức giá 1.3000.

Sell Stop (Chờ bán giá thấp): Đây là cách bạn sẽ thực hiện 1 lệnh Bán theo giá thấp hơn giá hiện tại của thị trường Bởi bạn còn phải chờ giá phá qua các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ mới có thể xác nhận xu hướng giá thực sự giảm hay là không, rồi mới bắt đầu vào lệnh.

Ưu điểm của các loại lệnh chờ (Pending order)

  • Tìm được 1 điểm vào lệnh đẹp, có được giá tốt hơn so với giá thị trường.
  • Vì mua được giá tốt hơn, nên sẽ có tỷ lệ R:R cao, điểm dừng lỗ ngắn, nên sẽ tránh được rủi ro khi vào lệnh.

Nhược điểm của các lệnh chờ

  • Phải hết sức kiên nhẫn, đôi khi 1 phút có thể khớp được lệnh ngay, nhưng có khi sẽ là 1h,2h hoặc là chẳng bao giờ!
  • Đôi khi sẽ bị lỡ cơ hội vào lệnh, vì giá không về “đón” trader mà có thể tăng hoặc giảm ngay tức thì.
  • Trong nhiều trường hợp khi sử dụng sell stop hoặc buy stop, bạn sẽ phải mua ở giá cao và bán ở giá thấp. Tuy nhiên, vì đời không như mơ nên có thể ngay sau khi lệnh được khớp, thì giá lại không đi theo các tính toán của bạn, chính vì thế sẽ làm cho bạn bị thua thiệt hơn.

Các loại lệnh khác

Ngoài 2 kiểu lệnh chính là Market order và Pending order thì Additional order (lệnh bổ sung) cũng được các trader sử dụng rất phổ biến. Về cơ bản, lệnh bổ sung bao gồm các loại lệnh chủ yếu sau:

Lệnh Stop limit và Take Profit

Đây là các loại lệnh dùng để quản lý vốn một cách hiệu quả nhất.  Có rất nhiều bạn thường bỏ qua 2  loại bệnh này, vì nghĩ rằng sẽ thực hiện theo cách thủ công nên không cần phải đặt cắt lỗ và chốt lời trước làm gì. Theo quan điểm của chúng tôi thì đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Bởi nếu như không đặt các lệnh này trước, bạn thường không đủ can đảm để cắt lệnh khi giá đã đi quá xa so với dự tính. Điều này dẫn đến việc là các bạn sẽ phải gồng lỗ một cách bất khả kháng. Thế nên thà “đau một lần rồi thôi” ngay từ đầu khi chuẩn bị vào lệnh, các bạn nên đặt các mức cắt lỗ, chốt lời trước, để nếu như giá có thực sự chạy tới đó, sàn sẽ tự động thay bạn làm việc này. Và như thế cũng sẽ đỡ đau đớn hơn nhiều so với việc bạn tự phải tự tay cắt lệnh.

Lệnh Trailing stop (Lệnh dừng lỗ kéo theo) 

Trailing stop là loại lệnh dùng để khắc phục hạn chế của 2 lệnh take profit và stop loss. Cụ thể, nếu TP và SL là 2 điểm lệnh chết không thể thay đổi thì trailing stop là lệnh cắt lỗ có thể dịch chuyển theo xu hướng giá hiện tại theo khoảng cách mà bạn chọn.

Tuy nhiên, các trader mới không được khuyến khích sử dụng loại lệnh này vì rủi ro là khá cao, hơn nữa khả năng dự đoán số pip để điều chỉnh cũng tương đối khó. Trailing stop chỉ phù hợp với những trader chuyên nghiệp và có vốn lớn.

Trailing stop thường được dùng khi các trader bắt đầu có lãi với mục đích bảo toàn nguồn vốn và tối đa hóa lợi nhuận. Lưu ý, nếu muốn lệnh trailing stop hoạt động, yêu cầu bạn phải luôn mở phần mềm giao dịch hoặc thuê máy chủ ảo. Vì khi tắt mắt, lệnh sẽ tự động hủy.

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp các lệnh trong Forex được trader sử dụng thường xuyên như lệnh thị trường, lệnh Limit, lệnh Stop, lệnh cắt lỗ/chốt lời và một số lệnh đặc biệt khác. Hy vọng qua bài viết này, trader đã biết cách sử dụng các lệnh trong chiến giao dịch của mình. Chúc các trader đầu tư forex thành công!

Mở tài khoản HFM tại đây.
Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn