FED tăng lãi suất là gì? Động thái này của Fed tác động đến ví tiền của bạn như thế nào?

Nguyên Thu Trang 03/01/2023
Mở tài khoản HFM tại đây.

Với những người quan tâm đến thị trường đầu tư nước ngoài thì có lẽ không biết đến Cục dự trữ Liên Bang Mỹ. Trong đó, lãi suất FED luôn luôn là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Vậy lãi suất này là gì mà ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính như vậy. Sự tăng giảm của lãi suất sẽ ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kiến thức xoay quanh chủ đề lãi suất FED này qua bài viết dưới đây nhé!

FED tăng giảm lãi suất là gì?

Lãi suất là 1 khoản chi phí tính theo phần trăm dựa trên một số tiền cụ thể mà bạn phải trả cho bên vay tiền.

Với các Ngân hàng Trung ương, cụ thể là FED, thì đây được xem là 1 trong những chính sách tiền tệ buộc phải làm. Không làm sẽ không sinh ra FED! Cục Dự trữ Liên bang là nơi duy nhất xác định tỷ lệ phần trăm này và không bao giờ cố định, có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Do được tính theo tỷ lệ phần trăm, nên khi báo đài đưa tin FED tăng lãi suất thêm 25 điểm bạn cũng có thể hiểu: FED đang tăng lãi 0.25%.

Hình thức tăng giảm lãi suất của FED được gọi là Lãi suất quỹ Liên bang là tỷ giá qua đêm mà các ngân hàng sử dụng để cho nhau vay tiền.

Lãi suất FED tăng

Các loại lãi suất như lãi suất vay, lãi suất tiền gửi hoặc là lãi suất trái phiếu đều phải lấy lãi suất FED làm cơ sở chính. Khi lãi suất này tăng lên kéo theo đồng thời các loại lãi suất đang có trên thị trường cũng phải tăng lên. Khi lãi suất tăng thì sẽ hạn chế được nhu cầu cho vay của các cá nhân hay tổ chức đang hoạt động trên nền kinh tế thị trường.

Lãi suất FED giảm

Ngược lại, Khi mà các chủ thể vay mượn nhiều cũng là lúc lãi suất FED giảm. Lúc này sẽ kích thích làm gia tăng nhu cầu của các nhà đầu tư từ đó sẽ kích thích nền kinh tế toàn cầu.

Khi kinh tế đã ở trong trạng thái ổn định nhưng mà vẫn giữ nguyên mức lãi suất thấp thì lúc này việc sử dụng vòng vốn kém hiệu quả, từ đó khả năng rủi ro cao sẽ được nảy sinh trên thị trường. Bong bóng tài sản và tỷ lệ lạm phát cao là hai hiện tượng phổ biến nhất khi FED có mức lãi suất thấp. Khi này, thị trường bị nguy hại đến sự bền vững cũng như gây ra khủng hoảng về kinh tế.

Tại sao FED phải tăng giảm lãi suất?

Để trả lời cho câu hỏi này tôi lấy 1 ví dụ:

Nếu xem nền kinh tế Hoa Kỳ là một chiếc ô tô, thì FED là bác tài lái chiếc xe đó. Tăng trưởng kinh tế được xem là vận tốc, còn lãi suất chính là chân ga nhằm tạo ra tốc độ khác nhau cho chiếc xe.

Đã lái xe ai cũng muốn đi vừa phải không quá nhanh, không quá chậm, đề phòng gặp ổ gà hay Ninja Lead còn biết né sao cho an toàn, loạng quạng xảy ra tai nạn liền. Nhưng đâu phải lúc nào đi từ từ được cũng phải có nhanh, có chậm, khi muốn xe đi nhanh đạp chân ga mạnh còn muốn xe đi chậm thì giảm ga xuống.

Tương tự, muốn thúc đẩy kinh tế bác tài FED phải đạp ga, khuyến khích công dân Mỹ vay tiền để chi tiêu mua sắm nhiều. Nhưng nếu tài xế FED thấy xe đi nhanh quá, lao vun vút kiểu gì cũng xảy ra tai nạn sẽ quyết định giảm vận tốc để CHIẾC XE KINH TẾ chạy chậm hơn.

Mục đích của việc này chính là thực hiện nhiệm vụ kép (Dual Mandate): ổn định giá cả và thúc đẩy tối đa việc làm mà Quốc Hội giao cho FED.

Bác tài FED đã đạp Ga lãi suất như thế nào?

Trong bài cơ cấu FED tôi từng viết trước đó, 12 ngân hàng Dự Trữ Liên bang FRB không chỉ là 1 trong những cánh tay đắc lực nhất của FED, mà còn là nơi để FED áp lãi suất vào.

Như các bạn biết quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1 trong 3 công cụ FED áp dụng để thực hiện chính sách Tiền tệ, trong đó FED yêu cầu FRB phải có trong tay 1 lượng tiền mặt cùng số dư dự trữ nhất định được đặt trong “tài khoản Séc” của họ tại FED.

Trong ngày tiền khách gửi hoặc rút vào ra liên tục nên số dư này luôn luôn thay đổi. Nhưng FED không quan tâm vấn đề đó, ngân hàng muốn làm gì thì làm, cứ tới hết ngày số dư dự trữ phải ĐỦ, không được thiếu không được thừa.

Bây giờ sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

1. Nếu Số dư dự trữ bị thiếu, FRB phải làm gì? Phải đi vay. Vậy thì vay ai?

  • Trường hợp 1: FRB đi vay các FRB khác.

Đã đi vay thì phải tính lãi, làm gì có chuyện cho không. Thế cái lãi đó lấy từ đâu ra? Chính là mức lãi do FED đưa ra trong mỗi kỳ hợp FOMC còn gọi là Lãi Suất Quỹ Liên Bang FFR hay FED Fund Rate hay lãi suất qua đêm vì vay vào cuối ngày mà. Nên khi bạn cứ nghe tin tức nói FED cắt giảm lãi suất, tăng lãi suất tức là đang nói đến loại lãi này.

Nhìn vào bảng dưới bạn sẽ thấy: FED luôn đặt lãi suất mục tiêu nằm trong khoảng, chứ không phải 1 là con số cụ thể, thường chênh lệch 25 điểm cơ bản. Mục đích để FRB tự quyết định khoản lãi vay cho FRB khác. FED không can thiệp, miễn nằm trong tỷ lệ lãi suất mục tiêu FED đưa ra là được. Trong bài tiếp theo về “Tỷ lệ dự trữ” chúng tôi sẽ nói kỹ vấn đề này.

  • Trường hợp 2: FRB vay từ chính FED.

Khi FRB vay từ FED cho đủ số dư Dự Trữ, thì lãi mà FRB trả sẽ không được gọi là lãi Liên Bang mà là lãi suất chiết khấu. Trước đây, lãi này luôn thấp hơn so với lãi Liên bang, nhiều Ngân Hàng chi nhánh đã lợi dụng để vay tiền từ chính FED nhằm thực hiện kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage). Đây cũng được xem là 1 bất cập trong hệ thống tài chính, vì không đúng với tư tưởng FED luôn phải là “người cho vay cuối cùng” (LOLR – Lender of last resort). Nên sau đó, FED chuyển đổi sang 1 cơ cấu khác gọi là “Lombard Facility” hay “Lombard Credit” tức Tín dụng Lombard.

Hiện tại lãi chiết khấu sẽ cao hơn lãi Liên bang FFR 1%. Tức là FRB vay FRB chỉ chịu lãi 3%, nhưng nếu FRB vay FED thì sẽ thành 4% chẳng hạn.

2. Tương tự, Khi FRB thừa tiền sẽ có 2 phương án để giải quyết tiền thừa:

  • Cho FRB khác vay (cái này mình nói ở trên rồi)
  • Không thích cho vay thì buộc phải gửi tiền thừa cho FED

Tất nhiên vẫn được ăn lãi. Lãi này được gọi là lãi suất dự trữ vượt mức IOER (Interest Rate on Excess Reserves), nhưng sẽ bèo bọt hơn lãi cho các FRB khác vay.

Nếu FRB vay FED chịu lãi cắt cổ.

Khi FRB gửi FED chỉ được ăn lãi lèo tèo.

FED buộc phải hành động như vậy vì muốn thúc đẩy các FRB tự chơi với nhau, tự cho nhau vay tiền để kích cầu hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, cũng như ngăn các ngân hàng vay mượn liên tục, tránh tích trữ quá nhiều tiền trong hệ thống, sẽ khó lòng quản lý nguồn cung tiền. Đây cũng chính là bài học FED rút ra từ khủng hoảng năm 2008.

Nhiều bạn nghĩ rằng lãi suất FED thông báo trong mỗi lần họp FOMC là lãi suất cơ bản mà chúng ta hay vay ở ngân hàng đúng không? Không! Dân thường không oách xà lách như vậy đâu!

  • Lãi suất Quỹ Liên bang FED áp cho FRB luôn được xem là lãi thấp nhất!
  • Lãi suất mà dân thường phải chịu luôn được xem là lãi cao nhất!

Làm thế nào để giao dịch các quyết định lãi suất FED

Khi giao dịch khả năng tăng lãi suất của FED hay cắt giảm lãi suất của FED, các nhà đầu tư có thể thông qua kênh tin tức để tận dụng khả năng biến động. Thông thường, khi mức lãi suất chính thức được công bố thị trường thường sẽ có xu hướng biến động mạnh. Vì vậy, sự chuẩn bị trước là việc vô cùng cần thiết để có một giao dịch thành công.

Thông qua một số ví dụ nêu dưới đây, hãy cùng nhận xét phản ứng của thị trường khi có biến động (Các hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo các hiệu suất xảy ra trong tương lai, vẫn có thể là tiền đề giúp trader dự đoán xu hướng thị trường)

FOMC đã chính thức thông báo về việc lãi suất FED hạ từ 2% xuống chỉ còn 1,75% vào ngày 30/10/2019. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang đã giải thích lý do đằng sau quyết định này thông qua thông báo của FOMC. Bên cạnh đó, cần cân nhắc và xem xét các hành động giá của đô la Mỹ trên thị trường trong và sau khi tin tức được phát hành.

Lãi suất Quỹ Liên Bang FFR ảnh hưởng đến lãi suất cơ bản như thế nào?

Ở Mỹ, lãi suất cơ bản thường chênh ít nhất 3% so với lãi suất Quỹ Liên bang.

Tâm lý chung của con người ai cũng tham rẻ, kể cả đi vay, không ai muốn vay với lãi cắt cổ!

12 ngân hàng chi nhánh của FED cũng giống chúng ta chứ không phải thần thánh phương nào. FED tăng lãi đồng nghĩa sẽ làm cho lãi qua đêm của các FRB này buộc phải tăng theo. Giờ giật nóng 1 số tiền mà phải trả lãi cao, thì không 1 FRB nào thích hết, nhưng dù không thích thì vẫn phải “nhích” vì FED bắt phải như thế!

Nên khi FED tăng lãi, bản thân các ngân hàng cũng hạn chế vay. Đồng thời, để tránh số dư dự trữ bị thâm hụt quá nhiều ngân hàng sẽ tìm cách kích thích người dân gửi tiết kiệm nhiều hơn và vay ít đi. Cách tốt nhất để ngân hàng áp dụng chính là tác động vào lãi suất cơ bản.

Vì thế, khi Fed ấn định xong xuôi đâu đấy, lãi suất Quỹ Liên bang sẽ trở thành cơ sở tính lãi cho các khoản vay và mua hàng bằng thẻ tín dụng, cũng như tiền lãi cho các khoản đầu tư theo dạng cố định như Trái phiếu và Niên kim (Annuity).

Ở Mỹ, lãi cơ bản thường cao hơn 3% so với tỷ lệ Quỹ Liên bang. Lãi cơ bản luôn được xem là lãi thấp nhất nên khi cộng hết các thứ vào các bạn sẽ thấy lãi cho các khoản vay tiêu dùng và kinh doanh tại sao lại bị độn lên nhiều đến như vậy.

FED chỉ cần tác động vào chính các FRB của mình, FRB sẽ tác động ngân hàng cấp dưới, cứ thế cứ thế, cuối cùng là tới chúng ta.

Lúc nào FED muốn dân bớt chi tiêu thì tăng lãi lên, còn muốn dân chi tiêu nhiều hơn thì giảm thiểu lãi xuống. Vay với lãi thấp thì chốt liền phút mốt, chứ lãi cao thì còn phải đắn đo, suy nghĩ chán chê, bần cùng lắm mới vay. Nên 1 ngân hàng cỡ bự như FED chắc chắn không thể nào ra đường bù lu bù loa bắt dân tình ngừng chi tiêu, nhưng chỉ cần dõng dạc hô mức lãi suất FED muốn, là các “con dân” sẽ tự động biết nên làm gì tiếp theo.

Kết luận

Nhìn chung, một yếu tố quan trọng tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu là lãi suất FED. Để thích ứng với thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này, các nhà tài chính cần phải có tư duy nhạy bén với sự thay đổi của thị trường. Bài viết trên đây là những kiến thức xoay quanh lãi suất FED mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết hữu ích cho các bạn, có thể giúp các bạn sử dụng hiệu quả lãi suất này trong đầu tư. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Mở tài khoản HFM tại đây.
Bài tiếp theo Lịch sử tăng giảm lãi suất của Fed từ năm 1990 đến năm 2022
Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn