Cơ cấu tổ chức FED, ảnh hưởng của Fed đến lãi suất của toàn thế giới như thế nào?

Nguyên Thu Trang 01/01/2023
Mở tài khoản HFM tại đây.

Kể cả bạn là một trader lâu năm hay chỉ là một trader mới vào nghề thì hẳn bạn cũng đã từng nghe về Fed, một tổ chức “nào đó” và có ảnh hưởng vô cùng lớn đến nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến công việc giao dịch của bạn, nhưng cụ thể “Fed là gì?” thì có lẽ nhiều trader chuyên nghiệp cũng chưa thực sự nắm rõ. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn hình dung cơ cấu tổ chức của fed như thế nào? Tại sao Fed lại có thể nắm quyền sinh, quyền sát về lãi suất trong tay như vậy.

Cơ cấu tổ chức FED

Thời điểm Hiến Pháp Mỹ ra đời năm 1789, 10 người cha lập quốc tin rằng cần phải xây dựng 1 thể chế Tam quyền phân lập tức 3 cơ quan: Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp sẽ tách biệt hoàn toàn. Tinh thần này cũng được áp dụng cho việc thành lập FED sau này.

Alexander Hamilton, Bộ Trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ, cũng chính là 1 thành viên thuộc gia tộc Rothschild, đã đề xuất 1 bản kế hoạch thành lập Ngân hàng Trung ương, được tổng thống Washington phê duyệt vào năm 1791.

Mấu chốt quan trọng nhất của bản kế hoạch chính là muốn tạo ra 1 ngân hàng Trung ương mang hướng tách biệt. Điều này càng được minh chứng 1 lần nữa khi diễn ra Hoảng loạn Knickerbocker hay sự sụp đổ các ngân hàng Mỹ vào năm 1907. Nên tới năm 1913, FED chính thức ra đời hoàn toàn được xây dựng theo đúng cơ cấu ĐỘC LẬP, Không sợ BẤT KỲ ai kể cả tổng thống Mỹ.

Và cơ cấu của FED thể hiện rất rõ trong việc có 3 cơ quan chính bao gồm:

Chóp bu cơ quan quan trọng nhất chính là Hội Đồng Thống Đốc

Với 7 thành viên sẽ do tổng thống đề cử và Thượng viện phê duyệt.

Chủ tịch và Phó chủ tịch nhiệm kỳ chỉ 4 năm nhưng có thể được bầu lại. Người giữ cương vị này lâu năm nhất là Cựu Chủ Tịch William McChesney Martin, Jr. gần 19 năm.

5 người còn lại với tư cách thành viên Hội Đồng Thống đốc có nhiệm kỳ 14 năm không được gia hạn. Và nếu 1 thành viên nào đó bị gián đoạn kiểu tuổi cao sức yếu mới làm 6 năm, thì thành viên thay thế sẽ làm tiếp 8 năm còn lại. Để nhiệm kỳ sẽ luôn được kết thúc vào ngày 31/1 của năm chẵn.

12 Ngân hàng Dự Trữ Liên bang (FRB) đông dân nhất 108 thành viên

Hội đồng Thống đốc có nhiệm vụ bầu 36 thống đốc. Trong đó 12 người là các chủ tịch đứng đầu, 24 người còn lại là các thống đốc cấp dưới của 12 FRB.

Nhiều bạn sẽ nghĩ vậy là 1 FRB sẽ có 2 chi nhánh cấp dưới, đúng không?

Không hẳn vậy! Chính xác là 1 FRB sẽ có tối thiểu là 1 và tối đa là 3 chi nhánh. Nên nếu FRB chỉ có 1 chi nhánh sẽ có 1 chủ tịch và 1 đệ mà thôi.

Nhưng theo Luật Dự trữ Liên bang thì 1 FRB buộc phải có 9 người, nên FRB nào chưa đủ thì cứ bầu sao cho đủ 9 người thì thôi. Và 72 con người này được lấy từ khoảng 5000 chi nhánh phía dưới.

Thành viên Uỷ ban Thị trường Mở Lien bang FOMC có 12 nhân sự bao gồm 8 người cố định là 7 thành viên của Hội Đồng Thống đốc rót xuống và chủ tịch FRB NewYork.

4 người còn lại chính là 11 người đứng đầu của các FRB phía trên, sẽ tham gia uỷ ban thị trường mở liên bang theo dạng luân phiên với nhiệm Kỳ 1 năm.

Tại sao FED lại có quyền sinh quyền sát trong việc tăng lãi suất?

Lúc còn tại vị cựu tổng thống Donald Trump đã rất nhiều lần công kích chính sách lãi suất, còn tức giận tới mức triệu hồi toàn bộ luật sư Nhà Trắng yêu cầu tìm cách sa thải Chủ Tịch FED là ông Powell.

Nhưng tất nhiên điều đó là không thể bởi vì:

Bằng cách trao toàn quyền cho Fed, Quốc hội muốn Fed có thể đứa ra các quyết định về lãi suất dựa trên phân tích và dữ liệu khách quan chứ không bị ảnh hưởng bới bất kỳ mưu đồ chính trị nào.

Để đảm bảo Cục Dự trữ Liên bang thực sự là 1 cơ cấu độc lập, không bị Lợi Ích Xung Đột thì FED đã thiết lập thoả mãn 2 KHÔNG:

  • Không Ràng Buộc Kinh Tế
  • Không Ràng buộc Chính Trị

Không ràng buộc Kinh Tế:

Cục Dự trữ Liên bang không nhận bất kỳ tài trợ nào trong ngân sách quốc hội. FED kiếm tiền chủ yếu từ tiền lãi của trái phiếu chính phủ thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Nhưng FED không có quyền giữ hết, mà sau khi thanh toán toàn bộ chi phí, Cục Dự trữ Liên bang chuyển phần dư còn lại cho Kho bạc Hoa Kỳ.

Chính điểm này giúp FED thực sự hoạt động độc lập trước những áp lực từ các đảng phái chính trị.

Không ràng buộc Chính Trị:

Tổng thống là người đề cử hội đồng chóp Bu bao gồm Chủ tịch và Phó chủ tịch nhưng Thượng Viện mới là nơi có quyền phê duyệt.

Tổng thống và Quốc hội không có quyền sa thải Hội Đồng Thống đốc, đặc biệt là Chủ Tịch chỉ vì không hài lòng với chính sách lãi suất do FED quyết định.

Đó là lí do tổng thống Trump có làm gì được ông Powell đâu, nên ông Powell còn mạnh dạn tuyên bố: Vẫn Sẽ phụng sự cho FED kệ ông Trump muốn làm gì thì làm :D.

Các bạn cũng thấy là 7 con người này đang nắm trong tay quyền rất lớn liên quan đến ngân hàng đúng không? Nên để tránh vừa đá bóng vừa thổi còi, 7 thành viên sau khi được bổ nhiệm vào Hội đồng Thống đốc sẽ không được phép nắm giữ chức vụ của bất kỳ ngân hàng, tổ chức ngân hàng, công ty ủy thác, ngân hàng Dự trữ Liên bang nào hoặc nắm giữ cổ phần trong bất kỳ ngân hàng, tổ chức ngân hàng hoặc công ty ủy thác nào; và trước khi trở thành thành viên của Hội đồng Thống đốc họ buộc phải tuyên thệ rằng đã tuân thủ đúng yêu cầu này và chứng nhận đó sẽ được nộp cho thư ký của Hội đồng.

Theo lẽ thường, nhiều bạn sẽ nghĩ Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội Đồng thống đốc sẽ kiêm nhiệm làm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch của FOMC. Nhưng ở FED không có chuyện đó!

Mặc định chủ tịch FRB NewYork sẽ làm Phó chủ tịch FOMC, mà ông này thì không nằm trong hội đồng thống Đốc, nên dù ông phó chủ tịch FED có chức to trong Hội đồng thống đốc đi chăng nữa nhưng nếu đi họp FOMC vẫn thua quyền của Chủ Tịch FRB NewYork.

Cái quan trọng nhất của FED chính là cuộc họp FOMC, nên ngoài 8 thành viên cố định thì 4 người còn lại sẽ theo dạng luân phiên. Như vậy mỗi 1 năm sẽ có những con người khác nhau cùng lên bỏ phiếu cho việc tăng giảm lãi suất, để từ đó tránh việc tập trung quyền lực vào chính Hội Đồng Thống Đốc nhằm giúp cho bản thân 3 cơ quan này của FED cũng được độc lập ngang hàng với nhau luôn.

Nguyên nhân khiến Fed tăng lãi suất là gì?

Khi Fed đưa ra một quyết định gì đó, nó đều có sự ảnh hưởng vô cùng lớn không chỉ đối với nền kinh tế Mỹ mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu.

Bạn hãy thử dự đoán xem, khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, chính sách của Fed đưa là gì? Và khi nền kinh tế suy giảm mạnh, chính sách của Fed đưa ra là gì?

Chúng ta biết rằng, thông thường khi một nền kinh tế đang có đà tăng trưởng mạnh thì ngân hàng trung ương sẽ đưa ra các chính sách tăng lãi suất nhằm giúp kiểm soát tốt nền kinh tế.

Nhưng đó không phải là tất cả nguyên nhân.

Chúng ta hãy giả sử kịch bản rằng Fed đưa ra quyết định tăng lãi suất. Có những nguyên nhân được đưa ra như sau:

  • Nền kinh tế đang tăng trưởng quá nhanh: Đây là điều dễ thấy, khi kinh tế đang có đà tăng trưởng mạnh, việc tăng lãi suất một cách từ từ không khiến cho nền kinh tế suy giảm, đồng thời còn là sự chuẩn bị cho những lần giảm lãi suất để kích cầu sau này, khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu đi xuống.
  • Do mức lãi suất thực hiện tại vẫn còn thấp. Chúng ta biết rằng lãi suất thực (lãi suất thực tế) = (Lãi suất công bố) – (Lạm phát). Giả sử tỷ lệ lạm phát giữ ở mức 2% thì với lãi suất công bố là 2.25%, chúng ta có lãi suất thực chỉ là 0.25% mà thôi.
  • FOMC có thể muốn tăng lãi suất là để đưa tỷ lệ lãi suất thực lên mức “trung tính” (neutral). Bởi theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ trung tính (mức lãi suất mà không làm tăng hay giảm mức cầu tổng thể) đã giảm đáng kể trong những năm gần đây.
  • Các nhà kinh tế cho rằng cần phải tăng lãi suất để ngăn chặn tình trạng vay tiêu dùng quá mức và các bong bóng đang nổi lên trên thị trường nhà ở cũng như thị trường các tài sản khác.

Ngoài những lý do kể trên, có thể còn rất nhiều lý do khác nữa ảnh hưởng đến quyết định tăng lãi suất của Fed. Việc nắm bắt được chúng có thể giúp chúng ta nhìn ra được bức tranh toàn cảnh của thị trường.

Độc lập không có nghĩa là không chịu trách nhiệm. Ai có quyền dí FED?

Mặc dù FED độc lập nhưng không có nghĩa là FED 1 tay che trời vẫn chịu sự giám sát của nhiều cơ quan

  • Quốc Hội Các mục tiêu chính sách của Cục Dự trữ Liên được chính Quốc hội giám sát và các quan chức của Fed thường xuyên báo cáo trước Quốc hội về tiến độ đạt được các mục tiêu đó.

Đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng Thống đốc chính là John phải báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần.

  • Ngoài Quốc hội còn có Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện; Ủy ban Ngân hàng, Gia cư và Các vấn đề Đô thị Thượng viện là những cơ quan mà FED phải gửi báo cáo bằng văn bản để cho họ xem xét.
  • Văn phòng Tổng thanh tra đây là nơi được giao nhiệm vụ giám sát FED bằng cách kiểm toán, điều tra và các đánh giá khác liên quan đến các chương trình của Fed.
  • Ngoài các cơ quan kể trên, Biên bản cuộc họp FOMC cũng được đăng tải rộng rãi trên trang chủ, ai muốn xem thì xem.

Đặc biệt là để tránh FED tự tung tự tác thì chính bản thân 3 cơ quan của FED sẽ tự giám sát lấy nhau bằng cách:

  • Chủ tịch của 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang được lựa chọn bởi một ban giám đốc nhưng phải được sự chấp thuận bởi Hội đồng Thống đốc.
  • Mỗi Ngân hàng Dự trữ Liên bang được kiểm toán hàng năm bởi các kiểm toán viên độc lập.
  • Ngân sách của mỗi Ngân hàng Dự trữ Liên bang phải được Hội đồng Thống đốc phê duyệt chứ không phải muốn trữ bao nhiêu thì trữ.

Kết luận

Chúng tôi hy vọng với những thông tin bổ ích ở trên, bạn đã hiểu được  cơ cấu tổ chức của FeD thế nào?, lãi suất của FED  tác động  đến nền kinh tế Mỹ và toàn thế giới thế nào. Đến đây tại sao mọi người có thể hiểu rằng Fed có quyền sinh quyền sát về lãi suất trong tay rồi chứ ạ. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Mở tài khoản HFM tại đây.
Bài tiếp theo FED tăng lãi suất là gì? Động thái này của Fed tác động đến ví tiền của bạn như thế nào?
Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn