Chỉ số PMI là gì? Chỉ số này ảnh hưởng đến thị trường forex như thế nào?

Nguyên Thu Trang 29/12/2022
Mở tài khoản HFM tại đây.

Chỉ số PMI là gì? Thuật ngữ này tuy khá thường được các nhà kinh doanh Forex sử dụng nhưng cũng khá xa lạ với người mới tham gia. Vậy chỉ số PMI này có vai trò như thế nào trong nền kinh tế? Liệu rằng chỉ số này có thể khiến thị trường biến động ngay khi được công bố hay không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin hữu ích về chỉ số PMI qua bài viết sau đây nhé.

Chỉ số PMI là gì?

Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) hay còn gọi là Chỉ số Purchasing Managers Index là chỉ số đo lường “sức khỏe” kinh tế của ngành sản xuất, được Viện Quản lý Cung ứng (The Institute of Supply Management) công bố mỗi tháng.

PMI giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà phân tích và quản lý mua hàng nắm được các thông tin về điều kiện kinh doanh hiện tại của của các công ty hay tập đoàn nhờ vào 5 chỉ số chính bao gồm: đơn đặt hàng mới, mức tồn kho, sản xuất, giao hàng từ nhà cung ứng và môi trường lao động.

Để có được dữ liệu này, hàng tháng sẽ có những cuộc khảo sát gửi đến 370 người là các nhà điều hành thu mua hoặc cung ứng trong hơn 62 ngành khác nhau đại diện cho chín khu vực từ danh mục phân loại của hệ thống Phân Ngành Theo Chuẩn (Standard Industrial Classification – SIC), Đối với mỗi thông số chỉ thị, bản báo cáo cho biết tỷ lệ người trả lời cho mỗi câu hỏi khảo sát, mức chênh lệch thực giữa số lượng câu trả lời cao hơn/tốt hơn và các câu trả lời thấp hơn/xấu hơn, và chỉ số “khuynh hướng”. Chỉ số này là tổng của các câu trả lời để tạo thành báo cáo PMI.

Ưu nhược điểm của chỉ số PMI

Ưu điểm của chỉ số PMI là gì?

  • Dữ liệu tạo nên PMI được lấy từ các nguồn thực. Tức là, nó được thu thập từ các câu trả lời khảo sát của các công ty ngày nay. Báo cáo PMI là dữ liệu cứng và rất chính xác.
  • Nhờ PMI, thông tin về việc làm, đơn đặt hàng, hàng tồn kho và tăng trưởng từ các nhà quản lý có thể cho chúng ta biết nền kinh tế đang hoạt động như thế nào và liệu nó có đang hoạt động hay không.
  • Việc được công bố đều đặn khiến cho chỉ số PMI còn được gọi là chỉ số “trẻ”. Nó dự báo cho chúng ta biết sự phát triển của ngành từ tháng trước, là lô dữ liệu đầu tiên được phát hành hàng tháng.

Nhược điểm của chỉ số PMI là gì?

  • Phạm vi của chỉ số PMI không rộng lắm. Nó chỉ được sử dụng để xác định tình trạng của ngành công nghiệp sản xuất và có thể không phản ánh toàn bộ lực lượng lao động trong lĩnh vực này.
  • Vì các báo cáo PMI được lấy từ các cuộc điều tra của công ty, nên không thể tránh khỏi những phản hồi chủ quan và gian lận trong quá trình cung cấp dữ liệu. Từ đó, chỉ số PMI có thể không phản ánh chính xác tình hình thực tế.
  • Chỉ số PMI có thể mất lợi thế khi các chỉ số kinh doanh thực sự trở nên phù hợp hơn với điều kiện kinh tế chung trong tương lai. Nguyên nhân là do ngành sản xuất đang dần mất đi vai trò chủ đạo của nền kinh tế toàn cầu.

Vai trò của PMI trong việc xác định tình hình kinh tế quốc gia

Chỉ số PMI cho thấy tình hình tổng quát các ngành dịch vụ nên đây được xem là thước đo quan trọng cho mức độ phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất.

Căn cứ vào pMI các bạn có thể thấy được mức độ mua bán trong lĩnh vực sản xuất của mỗi tháng, cũng như có cái nhìn khách quan về tốc độ trăng trường hay suy yếu về dịch vụ sản xuất của một công ty hay 1 quốc gia.

Nếu kết quả chỉ số PMI trên 50, tức là hoạt động sản xuất được mở rộng so với tháng trước. Nếu chỉ số PMI ở mức 50, hoạt động sản xuất không có gì thay đổi. Còn khi chỉ số dưới mức 50 cho thấy hoạt động sản xuất đang có xu hướng thu hẹp lại. Ngoài ra, dựa vào PMI, Trader có thể đánh giá tiềm năng của các chỉ số quan trọng khác như: chỉ số giá tiêu dùng CPI; chỉ số tổng sản phẩm quốc nội GDP…

Vai trò của PMI với quyết định của các quản lý thu mua

Các nhà quản lý khi muốn thu mua sản phẩm trong công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn họ sẽ dựa vào chỉ số PMI để đánh giá được lượng hàng, sản phẩm cùng nhiều thứ khác. Ví dụ, khi nhận được một đơn đặt hàng mới, nhà sản xuất đồ nội thất bằng gỗ sẽ đưa ra quyết định sản xuất dựa trên số lượng sản phẩm được đặt hàng.

Hay khi kiểm tra hàng tồn kho, quản lý thu mua sẽ biết nên sản xuất thêm bao nhiêu sản phẩm cho đơn hàng. Nhờ đó, họ có thể cân đối được sản phẩm cần thêm là bao nhiêu để vừa hoàn thành đơn hàng, vừa có sản phẩm dự trữ sẵn dành cho việc kinh doanh cho các tháng tiếp theo hoặc cho những đơn đặt hàng khác…

Tương tự, với các đơn vị cung ứng, họ sẽ dựa vào chỉ báo PMI để ước lượng lượng nhu cầu sản phẩm, để từ đó có chiến lược điều chỉnh giá cho phù hợp với thị trường. Ví dụ, khi số lượng đơn đặt hàng tăng, những đơn vị này có thể tăng giá sản phẩm cũng như chấp nhận sự tăng giá của những đơn vị cung ứng tư liệu sản xuất cho mình. Còn khi số lượng đơn đặt hàng giảm, họ có thể điều chỉnh giá giảm xuống đồng thời yêu cầu giảm giá đối với các bên cung ứng tư liệu sản xuất của mình.

PMI diễn ra khi nào & xem PMI ở đâu?

21h (giờ Việt Nam) vào ngày 1 của tháng , tuy nhiên, nếu ngày 1 rơi vào cuối tuần thứ 7 hoặc chủ nhật thì tin PMI sẽ diễn ra vào thứ 2 tiếp theo.

Tất cả các website có lịch kinh tế đều cung cấp tin PMI.

So sánh tin PMI với tin NonFarm

Dù đều được đánh giá là những tin quan trọng nhất khi giao dịch forex, nhưng theo tôi tin NonFarm thường sẽ biến động mạnh hơn so với tin PMI.

Nhìn vào phần dự báo so với phần thực tế có thể thấy con số này thường không chênh lệch nhau mấy, nên đa phần giá cũng không co giật “như cậu vàng bị chơi thuốc”. Thậm chí nhiều lúc tin ra, trader còn không biết vừa mới công bố tin PMI xong, nhưng đôi khi giá cũng dao động rất mạnh khiến trader hết hồn!

Cách giao dịch với chỉ số PMI

Để đọc PMI trước hết các bạn lưu ý con số 50, đây là con số được lấy làm chuẩn để so sánh thông số PMI:

  • Nếu PMI > 50 tức là sản xuất đang được mở rộng
  • Nếu PMI < 50 tức là sản suất đang bị thu hẹp lại

Nếu quan sát các bạn sẽ thấy số liệu dự báo và số liệu thực tế rất hiếm khi chênh lệch lớn, nên các bạn chỉ cần lấy 50 làm chuẩn.

Về cách giao dịch với PMI cũng sẽ tương tự như NonFarm, khi tin ra:

  • Nếu số liệu thực tế > hơn so với dự báo (màu xanh) >>>> USD tăng, Vàng giảm.
  • Nếu số liệu thực tế < hơn so với dự báo (màu đỏ) >>> USD giảm, Vàng tăng.

Rất khó để đánh tin PMI

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra dữ liệu trong rất nhiều tháng tin ra, tôi thấy PMI thực sự không tác động nhiều đến thị trường, thậm chí giá chạy còn yếu hơn cả lúc không có tin.

Hơn nữa, PMI có rất nhiều các biến số, bạn không chỉ so sánh tin dự báo với tin thực tế, mà còn phải so sánh số liệu này với con số chuẩn 50 phía trên, không kể còn phải so sánh tất cả con số này với số kỳ trước. Mà số liệu chỉ mang tính tương đối, nên nhiều khi chạy rất loạn không theo quy luật nào hết.

Bây giờ để minh chứng cho các bạn thấy rõ hơn, hãy xem các ví dụ sau đây:

  • Số liệu thực tế > 50
  • Số liệu thực tế > dự báo
  • Theo sách dạy, USD phải tăng, Vàng phải giảm. Nhưng thực tế thị trường lại chạy như thế này:

Bonus thêm 1 ví dụ nữa để cho các bạn hiểu hơn, số liệu thực tế vẫn lớn hơn dự báo, nhưng vàng chỉ tăng không giảm:

Trong nhiều trường hợp nếu số liệu thực tế >50, số liệu thực tế < dự báo, thì lúc này thị trường chạy theo may rủi, trader có vào lệnh ăn được là nhờ phúc đức tổ tiên của ông bà, hoặc dựa vào phân tích kỹ thuật chứ không phải theo sách dạy.

Khi thực tế >50, và thực tế tệ hơn dự báo (màu đỏ) thì USD tăng, Vàng giảm:

Khi thực tế > 50, và thực tế tệ hơn dự báo (màu đỏ) thì USD giảm, Vàng tăng

Kết luận

Như vậy, bài viết trên chúng tôi cũng đã cung cấp cho bạn những thông tin về chỉ số PMI, cách tính cũng như ưu nhược điểm của chỉ số. Hy vọng bạn cũng đã biết được chỉ số PMI là gì? Nhìn chung, đây là một trong những thước đo quan trọng mà các nhà đầu tư nên biết để đưa ra một chiến lược hiệu quả.

Mở tài khoản HFM tại đây.
Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn