Chỉ báo Stochastic là gì? Cách giao dịch Stochastic hiệu quả nhất

admin 08/09/2020

Trong giao dịch forex, nhóm chỉ báo dao động như: RSI, MACD, Stochastic… đều là những chỉ báo phổ biến bất cứ trader nào cũng đều nghe tới ít nhất 1 lần, vì cách sử dụng tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả, mà nhiều indicator khác không làm được.

Đặc biệt, chúng không chỉ hữu hiệu trong 1 thị trường có xu hướng mà ngay cả khi thị trường đi ngang hay không rõ xu hướng, rất nhiều chỉ báo gần như bất lực, không thể nào cung cấp tín hiệu 1 cách chính xác, thì chỉ báo dao động lại “cân” được hết. Chính vì lẽ đó, nắm và hiểu rõ 1 chỉ báo trực thuộc nhóm chỉ báo dao động là điều cực kỳ cần thiết.

Nối tiếp chuỗi series về kiến thức trong giao dịch tài chính nói chung và forex nói riêng, bài viết ngày hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu chỉ báo Stochastic Oscillator, một trong những chỉ báo nếu biết kết hợp với các chỉ báo hoặc các loại mô hình khác sẽ tạo ra những kết quả mà bạn không ngờ tới.

Chỉ báo dao động là gì?

Trước khi đi vào diễn giải cụ thể, tôi muốn nói qua một chút về nhóm chỉ báo dao động.

Hầu hết các chỉ báo thuộc nhóm này (trong đó có chỉ báo Stochastic), đều có cách cấu tạo bằng 2 dải băng được dựng tại đáy của đồ thị giá, và dựa theo 1 số công thức tính nhất định, dải băng này sẽ dịch chuyển đi lên tới điểm cực đại ở biên trên hoặc biên dưới, giúp trader tìm kiếm động lượng, hay lực mua bán của thị trường, bằng 2 khái niệm hay được nhắc tới chính là: giá quá mua và giá quá bán.

Một trong những điểm quan trọng nhất khiến nhóm chỉ báo dao động thực sự hữu ích với trader chính là: chúng có thể đo được XUNG LƯỢNG của thị trường, tức là tốc độ thay đổi của giá so với kỳ vọng hay mức giá thực tế, để từ đó hình thành nên cái được gọi là phân kỳ, hội tụ hay tình trạng quá mua, quá bán.

Tất cả những tín hiệu này giống như “chuông báo cháy”, cảnh báo cho trader biết khi nào nên thoát hoặc bắt đầu chinh chiến. Đồng nghĩa, bạn sẽ tham gia hoặc rút khỏi thị trường sớm hơn nhờ vậy sẽ tối ưu hóa hiệu quả giao dịch cho trader.

Về xung lượng, trong khuôn khổ bài viết này, tôi không thể đi quá sâu, nếu các bạn muốn hiểu rõ hơn, hãy để lại bình luận bên dưới. Chúng tôi sẽ viết 1 bài cụ thể về vấn đề này trong thời gian tới, các bạn nhé.

Stochastic Oscillator là gì?

Tương tự như nhiều chỉ báo dao động khác, Stochastic Oscillator là một chỉ báo nằm trong nhóm động lượng, do tiến sĩ George Lane phát triển, vào khoảng những năm 1950.

Sở dĩ gọi là Stochastic Oscillator hay dao động ngẫu nhiên, do Stochastic Oscillator dùng để so sánh mức giá đóng cửa với 1 phạm vi giá  trong một khoảng thời gian nhất định (phạm vi này sẽ tùy biến theo mỗi trader, nhưng thường mặc định là 14).

Theo tiến sĩ George Lane, trong 1 xu hướng tăng, giá thường sẽ tiến lên phía bên trên của biên độ giá, ngược lại, khi giá giảm giá sẽ tiến xuống gần với biên dưới của biên độ giá. Chính vì thế, chỉ báo Stochastic Oscillator được tính toán để giúp nhà đầu tư xác định được mức giá đóng cửa gần nhất trong 1 quãng thời gian mà họ lựa chọn. Đường K là đường nhanh hơn, trong khi đường D lại chậm hơn.

Cấu tạo của Stochastic Oscillator  

Stochastic Oscillator được tạo ra bởi 2 đường gồm:

  • Đường chính được gọi là %K;
  • Đường còn lại %D là đường trung bình 3 giai đoạn của đường %K.
  • Ngoài 2 phần này còn có 2 đường biên được mặc định ở mức 20 và 80. Nghĩa là nếu giá vượt đường biên 80, giá đang có tình trạng quá mua. Nếu giá vượt quá đường biên 20 giá đang trong tình trạng quá bán. Trader sẽ căn cứ vào chỗ này để vào lệnh. Lưu ý phần này hay được biến thiên, có nhiều thích sử dụng ngưỡng 25 và 75, nhưng tôi nghĩ rằng bạn nên để mặc định sẽ tốt hơn.

Chính vì đường %D được tạo ra từ %K, nên đường %K sẽ là đường nhanh hơn, trong khi đó đường %D sẽ là đường chậm hơn.

%K là đường dùng để phản ánh giá trị thực của bộ dao động trong mỗi phiên.

Trong khi đó, %D sẽ được tính nhờ vào đường trung bình động SMA trong chu kỳ 3 ngày. Lane đã sử dụng% D để tạo tín hiệu mua hoặc bán dựa trên sự phân kỳ tăng và giảm. Lane khẳng định rằng sự phân kỳ% D là “tín hiệu duy nhất khiến bạn mua hoặc bán”. Khi 2 đường này giao cắt nhau, từng được rất nhiều trader tận dụng, xem đó như là tín hiệu đảo chiều vì nó cho thấy sự thay đổi của giá cả, tuy nhiên cách hữu dụng nhất của Stochastic Oscillator vẫn là tìm kiếm các tín hiệu quá mua và quá bán của những người tham gia thị trường.

Chỉ báo Stochastic Oscillator nói lên điều gì?

Chỉ báo Stochastic Oscillator có giới hạn phạm vi, có nghĩa là nó luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 100.  Điều này làm cho nó trở thành 1 chỉ báo hữu ích để cảnh báo về tình trạng mua quá mức và bán quá mức.

Theo truyền thống, khi đường dao động vượt lên mức 80 được xem là tín hiệu mua quá mức và khi xuống dưới mức 20 là tín hiệu bán quá mức. Tất nhiên, không thể chỉ căn cứ vào bấy nhiêu cho thấy tín hiệu đảo chiều sắp xảy ra, ngược lại trong nhiều trường hợp xu hướng vẫn được duy trì, cho dù tình trạng mua quá mức hoặc bán quá mức có xảy ra đi chăng nữa. Chính vì thế, bạn cần phải kết hợp Stochastic Oscillator với nhiều loại chỉ báo khác để xác định sự thay đổi về mặt xu hướng sẽ được chúng tôi hướng dẫn cụ thể bên dưới.

Theo George Lane, Stochastic Oscillator dùng để so sánh giá đóng cửa với phạm vi giá cao và thấp của một cổ phiếu trong một khoảng thời gian, thường là trong 14 ngày.  Qua nhiều cuộc phỏng vấn, George Lane đã nói rằng Stochastic Oscillator không theo giá hoặc khối lượng hay bất cứ điều gì tương tự mà chỉ tuân theo tốc độ hoặc động lượng của giá.

George Lane cũng tiết lộ rằng tốc độ và động lượng của giá sẽ thay đổi trước khi giá cổ phiếu thay đổi. Theo cách này, Stochastic Oscillator có thể được sử dụng để báo trước sự đảo chiều khi chỉ báo cho thấy sự phân kỳ tăng hoặc giảm.

Hướng dẫn cài đặt Stochastic Oscillator

Bất kỳ 1 chỉ báo nào cũng sẽ được sử dụng trên 2 phần mềm chính là Tradingview và MT4. Các bạn có thể xem hình gif dưới đây của kienthucforex, để hiểu rõ cách cài đặt chỉ báo vào cả 2 phần mềm trên.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn sử dụng Tradingview chi tiết
  • Hướng dẫn sử dụng MT4

Hoặc có thể theo dõi từng chỉ dẫn bên dưới để cài đặt bạn nhé

Để cài đặt công cụ này hết sức đơn giản, các bạn chỉ việc làm theo các bước như sau

Mở phần mềm giao dịch MT4

Sau đó chọn Insert -> chọn Indicators -> chọn Oscillators -> chọn Stochastic Oscillator như hình bên dưới:

Sau đó chúng ta sẽ thấy cửa sổ của công cụ này hiện ra với các trường như sau:

Phần Parameters:

+ %K là đường chính nét liền trên chart

+ %D là đường trung bình động của %K

+ Price field: là giá của cây nến để các bạn lựa chọn, có thể là giá đóng cửa, giá mở cửa hay giá cao nhất/thấp nhất trong phiên

Phần Colors: phần dùng để chỉnh màu sắc của 2 đường %K và %D

+ Đường %K là đường chính (Main)

+ Đường %D là đường tín hiệu (Signal)

Phần Levels: là các mức biên của công cụ Stochastic

+ 20: là biên dưới, hay gọi là vùng quá bán oversold

+ 80: là biên trên, hay gọi là vùng quá mua overbought

Phần Visualization:

Là phần mà các bạn có thể chọn sự hiển thị của công cụ trên khung thời gian bạn mong muốn.

Cuối cùng Nhấn “OK”, ta đã cài đặt được công cụ này trên phần mềm MT4 để theo dõi và giao dịch.

Hướng dẫn cách sử dụng Stochastic Oscillator 

Về cơ bản, tương tự như rất nhiều các chỉ báo động lượng khác, Stochastic Oscillator sẽ giúp trader xác định được các vùng QUÁ MUA, QUÁ BÁN.

Tuy nhiên, “1 cây thì chẳng nên non, 3 cây chụm lại mới nên hòn núi cao”, chỉ báo Stochastic Oscillator chỉ thực sự hữu dụng khi kết hợp với các chỉ báo, hoặc các phương án khác, để có thể lọc bớt tín hiệu nhiễu, giúp trader xác định được điểm vào và thoát lệnh.

Stochastic Oscillator kết hợp với RSI

Đây là 1 trong những cách thức được rất nhiều trader áp dụng, cách này cũng dựa theo lý thuyết Dow đó là giá cả cần phải có 12 sự đồng thuận nhất định, RSI và Stochastic Oscillator đều là các chỉ báo động lượng, chính vì thế nếu cả 2 đều cho các tín hiệu quá bán hoặc quá mua sẽ là cơ hội tốt để tăng xác suất giao dịch lên mức cao hơn.

Nhìn vào ví dụ bên trên có thể thấy, khi cả RSI và Stochastic Oscillator  đồng thuận cho cùng 1 tín hiệu là quá mua, vàng đã giảm từ 1346 USD/Ounce xuống còn 1282 USD/ounce.

Sau đó, cũng tại đây cả RSI và Stochastic Oscillator đều báo tín hiệu cho thấy quá bán, vàng đã từ 1282 USD/ounce lên thành 1323 USD/ounce.

Stochastic Oscillator với các tín hiệu quá mua, quá bán và đường trendline

Đây có thể xem như là hình thức phổ biến nhất của nhóm chỉ báo động lượng nói chung và Stochastic Oscillator nói riêng, vì chúng sẽ cung cấp cho trader tín hiệu cho thấy thị trường đã rơi vào các trạng thái “tràn trề” và “dư thừa” tức đã quá mua và quá bán.

Lúc này 1 là trader sẽ lựa chọn cách thoát lệnh trong trường hợp đã vào lệnh, 2 là trader sẽ bắt đầu quan sát tín hiệu mà Stochastic Oscillator vừa cung cấp, sau đó sẽ chờ phá vỡ đường trendline nhằm khẳng định tín hiệu từ Stochastic Oscillator là đúng và bắt đầu vào lệnh. Hãy xem ví dụ bên dưới để hiểu thêm:

Có thể thấy, sau khi chỉ báo Stochastic Oscillator bắt đầu có dấu hiệu quá mua, đồng thời vàng cũng bắt đầu tạo ra các đỉnh thấp hơn, đáy thấp hơn, nên vàng đã giảm.

Mặc dù rất nhiều lần, vàng đã chạm đường trendline phía trên, tuy nhiên không thực sự bị phá vỡ, chỉ khi Stochastic Oscillator cho tín hiệu quá bán, vàng tiếp tục tạo các đáy cao hơn. Lúc này vàng cũng “vừa khéo” phá vỡ đường trendline nên đã “vút bay” hàng mấy trăm pip.

Sau khi quan sát khung H1, như phía trên, bạn có thể sẽ xem xét tại các khung nhỏ hơn để vào lệnh.

Với các trader có kinh nghiệm, khi giá phá vỡ trendline họ sẽ thường không vào lệnh ngay, mà có thể chờ tín hiệu xác nhận cho việc này, bởi rất nhiều trường hợp giá tạo ra các “false break” tức là sau khi phá vỡ, sẽ giảm chứ không hề tăng, hoặc ngược lại.

Chính vì lẽ đó, cách tốt nhất khi giao dịch là chờ giá retest lại các đường trendline hoặc như ở đây sẽ chờ các nhịp mà Stochastic Oscillator báo hiệu giá rơi vào trạng thái quá bán:

Có thể thấy, vàng đã rơi giảm điều chỉnh về vùng kháng cự, tuy nhiên, tới đây Stochastic Oscillator cũng đồng thời báo hiệu đã rơi vào trạng thái quá bán, nên nếu quan sát thấy toàn bộ các tín hiệu như thế này: phá vỡ đường trendline trước đó, giảm điều chỉnh retest kháng cự, chỉ báo Stochastic Oscillator cung cấp tín hiệu quá bán, thì đây chính là các tín hiệu để bạn vào lệnh.

Như vậy từ 2 cách sử dụng phía trên, có thể thấy Stochastic Oscillator khá lợi hại nếu biết kết hợp với các chỉ báo khác, các tín hiệu đảo chiều, các tín hiệu quá mua hoặc quá bán sẽ giúp bạn kiếm lời. Ngoài ra bạn còn có thể kết hợp Stochastic Oscillator với các mô hình nến đảo chiều hay với các đường EMA và MACD.

Stochastic Oscillator đi với mô hình nến đảo chiều

Thực tế, các mô hình đảo chiều bản thân chúng đã thực sự rất mạnh nên nếu kết hợp cùng với Stochastic Oscillator sẽ giúp cho tỷ lệ thành công của lệnh giao dịch trở nên cao hơn.

Về các mô hình đảo chiều chúng tôi đã có 1 bài viết đi kèm video vô cùng chi tiết bạn có thể tham khảo như dưới đây:

  • Các mô hình nến đảo chiều MẠNH NHẤT cần biết trong forex

Bạn cần phải hiểu hoặc nắm rõ các mô hình này, và tại chính các khu vực xuất hiện nến đảo chiều chỉ báo Stochastic Oscillator cũng đưa ra các tín hiệu quá mua hoặc quá bán đó sẽ là lúc bạn có thể vào lệnh. Hãy quan sát ví dụ bên dưới để hiểu hơn:

Ba cây nến H4 tạo ra mô hình sao Hôm kết hợp với Stochastic Oscillator tạo ra  tín hiệu quá bán, chính vì lẽ đó vàng đã giảm như bạn nhìn thấy ở hình minh hoạt phía trên.

Kết hợp Stochastic Oscillator với các mô hình giá

Mô hình giá cũng là 1 trong những kiến thức bạn bắt buộc phải biết nếu muốn chơi forex. Có 2 loại mô hình giá cơ bản là mô hình giá tiếp diễn và mô hình giá đảo chiều.

Phần này các bạn có thể xem thêm tại danh mục Lớp học forex đã được chúng tôi liệt kê 1 cách cụ thể để hiểu thêm bạn nhé.

  • Lớp học forex

Cũng tương tự như các cách kết hợp Stochastic Oscillator với các chỉ báo khác đã được chúng tôi nói trên. Để sử dụng, bạn cần phải tìm ra các dạng mô hình, và tại thời điểm mô hình xảy ra cũng là lúc Stochastic Oscillator đi vào các vùng quá mua, quá bán, bạn sẽ chờ mô hình phá vỡ để vào lệnh, sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Quan sát ví dụ bên dưới để bạn hiểu rõ hơn về sự đồng thuận về mặt tín hiệu giữa Stochastic Oscillator cùng toàn bộ các chỉ báo hay mô hình là như thế nào bạn nhé.

Vàng tại khung M30 đã hình thành mô hình nêm, lúc này chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho 1 tín hiệu quá bán, chính vì thế nếu mô hình và Stochastic Oscillator đồng thuận tức giá sẽ phá vỡ cạnh phía trên. Và như bạn thấy giá đã tăng sau khi phá vỡ cạnh nêm trên.

Stochastic Oscillator cùng đường trung bình động Moving Average

Đường trung bình động là một trong những chỉ báo linh hoạt và được trader sử dụng nhiều nhất vì đây là 1 trong những công cụ có thể giúp nhận diện hoặc báo hiệu xu hướng đã kết thúc hoặc đảo chiều. Ngoài ra, EMA còn mang tính cá nhân hóa cao mỗi trader sẽ có 1 cách thức sử dụng giá trị đường EMA theo các  hướng khác nhau như có người thích dùng EMA 200, nhưng có người lại thích dùng EMA 34, EMA 89 hoặc EMA 9. EMA có trọng số càng lớn thì càng có giá trị và để vượt qua các “cản” này sẽ càng khó khăn.

Chính vì thế nếu giá đóng và nằm trên EMA sẽ được xem là xu hướng tăng, trong khi đó nếu giá đóng cửa và nằm dưới EMA sẽ được xem là xu hướng giảm.

Dựa vào điều này, chắc bạn đã phần nào hiểu được cách kết hợp EMA với Stochastic Oscillator rồi chứ?

Nếu giá nằm trên đường EMA và Stochastic Oscillator đi tới vùng quá bán, 1 lệnh buy sẽ được thực hiện, điều này càng được củng cố hơn nữa, nếu như xuất hiện các mô hình nến đảo chiều, hoặc các mô hình bị phá vỡ.

Ngược lại, nếu giá nằm dưới EMA và Stochastic Oscillator đi tới vùng quá mua, 1 lệnh Sell sẽ được thực hiện, tương tự như ví dụ bên dưới:

Có thể thấy trong rất nhiều lần liên tiếp EURUSD đều bám và tím cách bật lên khỏi đường EMA 200 nhưng lần nào cũng thất bại, khi giá tới các điểm đó cũng là lúc Stochastic Oscillator đi vào vùng quá bán, dẫn đến EURUSD giảm liên tục.

Một số điểm lưu ý về Stochastic Oscillator

Không phải lúc nào cứ thấy Stochastic Oscillator cho tín hiệu quá bán hay quá mua là vào lệnh ngay lập tức.

Như tôi có nói ở trước đó Stochastic Oscillator cần phải có sự đồng thuận từ các tín hiệu khác như chỉ báo RSI, đường trendline hay các mô hình nến đảo chiều, mới có thể xác quyết điểm vào lệnh, và nếu chúng càng được đồng thuận bởi nhiều tín hiệu cùng 1 hướng tăng/giảm hay đảo chiều thì xác suất để thị trường đi theo đúng phân tích của bạn sẽ càng đúng.

Stochastic Oscillator ở khung càng lớn càng cho tín hiệu chính xác

Không chỉ Stochastic Oscillator mà bất cứ chỉ báo hay mô hình nào cũng vậy, càng khung nhỏ thì tín hiệu càng bị nhiễu và dễ bị sai lệch hơn.

Luôn phải giao dịch theo đúng xu hướng

Việc xác định thị trường đang theo xu hướng nào là điều kiện tiên quyết giúp giảm thiểu rủi ro, đã từng được tôi phân tích rất kỹ lưỡng trong bài viết “Cách đọc và phân tích biểu đồ nến Nhật hiệu quả nhất” hơn nữa Stochastic Oscillator về mặt bản chất vẫn là 1 dạng chỉ báo như rất nhiều chỉ báo khác, nên không chỉ kết hợp cùng nhiều yếu tố khác mà bạn phải đánh theo đúng xu thế thị trường. Khi thị trường giảm thì cứ canh cao mà “phệt” xuống, trong khi đó với thị trường đang trong xu hướng tăng thì bạn lái cứ canh thấp mà mua. Điều này càng hữu ích với các trader đặc biệt với các trader mới vào nghề, đừng bao giờ đành ngược xu hướng hay muốn “làm cách mạng” chống đối lại thì trường bạn nhé!

  • Xem thêm: Cách đọc và phân tích biểu đồ nến Nhật hiệu quả nhất

Hướng dẫn cách vào lệnh với Stochastic Oscillator sao cho đạt hiệu quả nhất

Như có nói, để sử dụng Stochastic Oscillator bạn bắt buộc phải làm đầy đủ các bước gồm xác định xu hướng ở các khung thời gian lớn như D1 chẳng hạn.

Sau đó, sẽ xem xét và tìm tín hiệu tại các khung H1, M30 hoặc M15. Tại những khung này có thể sẽ kết hợp Stochastic Oscillator với những dạng chỉ báo hay mô hình mà chúng tôi hướng dẫn phía trên.

Luôn thực hiện đặt cắt lỗ cách đỉnh gần nhất hoặc đáy gần nhất hoặc các đường kháng cự và hỗ trợ 1 vài pip để tránh bị quét stoploss bạn nhé.

Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn