MACD là chỉ báo kỹ thuật thông dụng khi phân tích kỹ thuật, phản ánh biến động và cung cấp tín hiệu mua bán của thị trường.
Đường MACD (Moving Average Convergence Divergence) hay còn được gọi là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Đường MACD ra đời từ năm 1979 bởi nhà phát minh Gerald Appel. Vậy cụ thể đường MACD là gì? Cách sử dụng MACD như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi.
Nội dung
Cái tên nói lên tất cả, MACD được viết tắt bởi 4 chữ Moving Average Convergence/Divergence (Đường Trung Bình Động Hội Tụ Phân Kỳ), là một trong những chỉ báo động lượng được phát triển bởi Gerald Appel, vào cuối những năm 70. MACD cũng là 1 trong số ít chỉ báo có thể miêu tả chính xác nhất giá trị mà chúng tạo ra chỉ thông qua cái tên.
Như vậy, MACD sẽ thực hiện 2 nhiệm vụ chính gồm: tìm ra phân kỳ/ hội tụ hay động lượng của giá và xác định xu hướng.
Đây cũng là 2 vấn đề mà bất cứ trader nào cũng quan tâm khi tham gia giao dịch forex.
Chỉ báo MACD được cấu tạo từ bốn thành phần chính là đường MACD, đường tín hiệu, biểu đồ và đường zero. Mỗi thành phần lại mang đặc điểm và ý nghĩa khác nhau.
Trước khi đi tìm hiểu kỹ về MACD, chúng tôi sẽ nói sơ qua về EMA. Do các chỉ báo khác thường dựa trên chu kỳ nhất định nào đó để tính toán ra công thức, nhưng với MACD, EMA là chất liệu chính để cấu tạo ra chúng.
EMA hay đường trung bình hàm mũ, sở dĩ gọi là hàm mũ là dùng để phân biệt với 1 dạng đường trung bình động khác có tên gọi là SMA tức đường trung bình động giản đơn.
Cách tính đường trung bình động khá đơn giản: là trung bình cộng của giá trong 1 chu kỳ nhất định, ví dụ SMA14 sẽ là trung bình giá của 14 phiên cộng lại rồi chia cho 14.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa SMA với EMA chính là ở chỗ EMA mượt hơn. Do dữ liệu dùng để tính toán EMA có thể xem như là triệt tiêu, hay phân rã theo dạng cấp số nhân các dữ liệu thuộc quá khứ, nên lúc này đường EMA sẽ sát với mức giá thực tại nhất.
Lưu ý: chỉ báo MACD sẽ sử dụng EMA với chu kỳ 26 làm công thức tính toán thay vì SMA.
Chính vì bám sát đường giá nên công thức tính của MACD mới thể hiện rõ 2 điều đó là: xu hướng và động lượng.
Sau khi download Metatrader 4 về máy, các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn sau để cài đặt MACD:
Như có nói, vì cấu tạo MACD phức tạp nên hướng giao dịch với MACD sẽ được tuỳ biến phụ thuộc vào mỗi trader.
Với nhiều trader họ chỉ áp dụng tính chất phân kỳ và hội tụ, kết hợp với các chỉ báo khác để giao dịch, đây cũng có thể xem là cách phổ biến nhất.
Tuy nhiên, MACD có kha khá nhiều tinh hoa khác nhau mà bạn không nên bỏ lỡ. Ở bài viết này mình sẽ chủ yếu làm các dạng cơ bản nhất để hướng dẫn cho những bạn trader mới vào nghề biết cách giao dịch với MACD.
Trong video/bài viết nâng cao tiếp theo, chúng tôi sẽ đi hướng dẫn cụ thể cách giao dịch với từng phần tách biệt như giao dịch với các trụ của histrogram hay giao dịch theo hướng bẻ gãy lưng gấu, bẻ gãy lưng bò, các bạn nhé.
Như vậy, MACD sẽ có 2 hướng giao dịch chính gồm:
Bản chất của chỉ báo được tạo ra chính là tìm kiếm xu hướng bao gồm: báo hiệu xu hướng cũ tiếp tục tiếp diễn hoặc đảo chiều xu hướng.
Và khi càng có nhiều chỉ báo đồng thuận đưa ra cảnh báo về 1 trong 2 xu hướng trên (thường là tình huống đảo chiều xu hướng) sẽ giảm thiểu thua lỗ tốt hơn.
Chính vì thế, việc chỉ sử dụng 1 chỉ báo duy nhất, như ở đây là MACD, mặc dù vẫn mang lại hiệu quả, nhưng rủi ro đi kèm cũng sẽ rất lớn.
Nên, chúng tôi vẫn khuyến khích các bạn kết hợp nhiều chỉ báo (ít nhất là 2) hoặc ít nhất 1 chỉ báo kết hợp quan sát các mức kháng cự và hỗ trợ hay với các mô hình nến đảo chiều vào với nhau, sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Giao dịch khi MACD Line cắt Signal Line đường giao cắt nhau
Vì đường Signal Line được tạo ra từ chính đường MACD nên sẽ xảy ra 2 trường hợp:
-MACD line song hành cùng Signal line.
-MACD line sẽ cắt đường Signal line.
Trường hợp 2 cũng là 1 trong những phương thức đơn giản nhất khi giao dịch với MACD. Tức là:
Tuy nhiên, vì giao dịch forex không đơn giản như việc ăn 1 cái kẹo hoặc rõ ràng theo kiểu 1+1=2, nên nếu chỉ áp dụng theo cách này, cũng như không xác định xu hướng, mà cứ thấy 2 đường giao cắt nhau là bạn vào lệnh, rất có thể bạn sẽ thua lỗ.
Giao dịch MACD kết hợp đa khung thời gian
Đây sẽ là cách giúp giảm thiểu rủi ro so với cách thức chúng tôi vừa kể trên, bởi khi đã xác định xu hướng rõ ràng thì việc chỉ giao dịch theo đúng dòng chảy của thị trường thậm, chí là dựa trên các đường giao cắt trong nhiều trường hợp cũng mang lại hiệu quả khá cao.
Nguyên tắc chung của hình thức này không chỉ với MACD mà với toàn bộ các chỉ báo khác chính là: bạn sẽ xác định xu hướng ở khung lớn trước đã, sau đó căn cứ vào các khung nhỏ hơn để tìm kiếm điểm vào lệnh.
Lưu ý: Khung phổ biến nhất trader dùng để xác định xu hướng luôn đi theo hướng từ cao xuống thấp và thường là khung D1.
Để xác định xu hướng theo hướng đơn giản nhất chính là vận dụng lý thuyết Dow, với 1 xu hướng tăng sẽ luôn tạo ra các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, và đáy sau cao hơn đáy trước. Ngược lại, với 1 xu thế giảm sẽ tạo ra các đáy thấp hơn, và các đỉnh thấp hơn.
Sau khi, biết được xu hướng việc tiếp theo cần làm chính là tìm kiếm điểm vào lệnh ở các khung nhỏ hơn có thể là H4 hoặc H1, theo công thức cơ bản như sau:
Giao dịch MACD với phân kỳ và hội tụ
Như vậy, trong trường hợp này, nếu chỉ sử dụng duy nhất chỉ báo MACD bạn có thể phối kết hợp 3 yếu tố bao gồm:
Thực tế, nếu chỉ sử dụng 1 chỉ báo duy nhất, bạn có thể kết hợp nhiều tín hiệu lại vẫn cho ra 1 kết quả khá tốt, quan trọng là bạn có nhìn ra các điều đó trong quá trình giao dịch hay không.
Kết hợp chỉ báo MACD cùng với mô hình nến đảo chiều
Đây có lẽ là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao nhất với MACD. Chính là kết hợp theo dạng kép, phân kỳ và hội tụ, cho thấy 1 trong 2 phe có thể không còn mặn mà muốn đẩy giá lên cao hoặc xuống thấp nữa.
Đồng thời ngay tại thời điểm này xuất hiện các cây nến báo hiệu đảo chiều, chắc chắn là cơ hội tốt để vào lệnh.
Đây là ví dụ rõ nét nhất về việc áp dụng phân kỳ hoặc hội tụ để tìm điểm vào lệnh. Các bạn thấy EU đã có 1 đà tăng rất dài, liên tiếp tạo ra các đáy cao hơn và các đỉnh cao hơn.
Và nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy rằng, sau khi phe mua cố gắng đẩy giá lên để tạo đỉnh cao hơn, nhưng lại bị phe bán áp đảo khiên cho cuộc chiến giữa 2 phe gần ngang sức nhau, nên đã hình thành 1 cây nến đảo chiều Doji.
Kết hợp với đó chính là ngay tại khung nến ngày, MACD hình thành phân kỳ, điều này cho thấy phe mua có vẻ như đã kiệt sức, không muốn đẩy giá lên cao.
Như vậy, sẽ có 3 yếu tố cho bạn thấy việc đặt 1 lệnh SELL là điều hoàn toàn khả thi:
Kết hợp MACD cùng các chỉ báo khác
Kết hợp RSI và MACD
RSI là chỉ số sức mạnh tương đối, cho biết xu hướng giá của thị trường gần đây. Nếu RSI đang lớn hơn 70% tức là thị trường đang ở tình trạng quá mua (overbought). Còn nếu RSI đang dưới 30% thì thị trường đang bị quá bán (oversold).
MACD cho biết tương quan giữa hai đường EMA, trong khi RSI cho thấy sự thay đổi giá, các mức giá cao và thấp gần đây. Hai chỉ báo này thường được sử dụng cùng nhau để cung cấp cho trader bức tranh đầy đủ hơn về thị trường. Chúng ta có thể sử dụng cả RSI và MACD để bổ trợ cho nhau, qua đó góp phần dự đoán xu hướng sắp tới của thị trường một cách chính xác hơn.
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng hay cung cấp các thông tin để biết thị trường đang trong tình trạng quá mua quá bán hay không. Tuy nhiên, MACD vẫn sẽ có những hạn chế sau đây:
Như vậy, hocdautuforex đã hướng dẫn cho các bạn các cách cơ bản nhất để sử dụng MACD. So với các loại chỉ báo khác, đường MACD khó sử dụng hơn nhiều, yêu cầu các nhà đầu tư phải nắm rõ nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên dù bất cứ chỉ báo nào cũng cần nắm rõ cách thức hoạt động và ý nghĩa của nó mới có thể sử dụng thành công. Chúc các bạn giao dịch thành công!
Comment của bạn