Cách sử dụng Fibonacci Retracement tìm điểm vào lệnh tối ưu nhất

Nguyên Thu Trang 15/12/2022
Mở tài khoản HFM tại đây.

Fibonacci là một trong những công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật rất quen thuộc trên thị trường tài chính nói chung và forex nói riêng mà bất cứ trader nào cũng ít nhiều nghe tới hoặc sử dụng khi tham gia giao dịch forex. Fibonacci có rất nhiều dạng khác nhau, nhưng 3 loại được trader dùng nhiều nhất là: Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui), Fibonacci Extension (Fibonacci mở rộng) và Fibonacci Fan.

Bài viết hôm nay sẽ giúp các trader hiểu rõ hơn về khái niệm fibonacci thoái lui là gì? Và chúng ta ứng dụng fibonacci thoái lui vào kiến thức giao dịch forex như thế nào cho hiệu quả nhé!

Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui) là gì?

Fibonacci Retracement còn được gọi là Fibo Quy hồi hay Fibo thoái lui là công cụ gợi ý cho trader các điểm điều chỉnh hay HỒI của giá (Pull Back) trước khi giá tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu.

Follow the trend (đi theo xu hướng) hay “xu hướng là bạn” có lẽ là những câu nói kinh điển nhất mà trader nào cũng nghe thấy khi tham gia giao dịch forex.

Sở dĩ có điều này là bởi vì trend hay xu hướng nó có 1 quán tính đó là 1 khi nó đã dịch chuyển thì nó sẽ đi mãi theo hướng đó trong 1 khoảng thời gian nhất định, giống như con tàu hoả vậy, 1 khi lăn bánh thì cứ lao đầu về phía trước, nên ai cản tàu hay thích đánh ngược hướng nhẹ thì trọng thương còn nặng là banh xác cháy tài khoản mà thôi.

Đoàn tàu không thể nào cứ lao mãi được, đến 1 trạm nào đó tàu cũng phải nghỉ ngơi rồi mới lăn bánh tiếp, trend cũng vậy không thể nào chạy 1 mạch lên tới tận cung trăng hoặc rơi xuống vực sâu, thay vào đó sẽ phải có những giai đoạn tạm dừng hay những đoạn điều chỉnh, như đang tăng thì sẽ có đoạn điều chỉnh là giảm để rồi sau đó lại tăng tiếp, ngược lại nếu đang giảm thì cũng có những đoạn hồi phục tăng sau đó lại tiếp tục đà giảm.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là khi các đoạn điều chỉnh này xảy ra thì giá sẽ chạy tới đâu, điều chỉnh như thế nào, làm sao trader biết được để có thể me những vùng giá đó rồi tiến hành vào lệnh? Fibonacci Retracement xin phép được hân hạnh tài trợ cho chương trình này, giúp bạn tìm ra lời giải cho câu hỏi trên.

Cơ chế hoạt động

Cách tính fibonacci thoái lui hay mức thoái lui Fibonacci được tạo ra bằng cách lấy hai điểm cực trị trên biểu đồ. Sau đó chia khoảng cách (theo chiều dọc) cho các mức Fibonacci chính là 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 100%. Khi các mức này được xác định, xuất hiện các đường ngang. Từ đó sử dụng các mức đó để xác định các hỗ trợ, kháng cự có thể có.

Tỷ lệ Fibonacci quan trọng 61.8% được tìm thấy bằng cách chia một số trong chuỗi cho số theo ngay sau nó. Ví dụ: 21 chia cho 34 bằng 0.6176 và 55 chia cho 89 bằng 0.61798.

Tỷ lệ Fibonacci 38.2% được phát hiện bằng cách chia một số trong chuỗi cho số nằm ở phía bên phải cách nó một số. Ví dụ: 55 chia cho 144 bằng xấp xỉ 0.38194.

Và tỷ lệ fibonacci 23.6% được tìm thấy bằng cách chia một số trong chuỗi nằm ở phía bên phải và cách nó hai số. Ví dụ, 8 chia cho 34 bằng khoảng 0.23529.

Bạn có thể đã để ý thấy, 50% không phải là tỷ lệ được rút ra từ chuỗi fibonacci nhưng vẫn xuất hiện ở đây vì giá thường sẽ đi theo hướng phản ứng ngược lại trước các ngưỡng quan trọng.

Mức Fibonacci Retracement nào quan trọng nhất?

Trong Fibonacci thoái lui sẽ có các mức chính gồm: 0 – 23.6 – 38.2 – 50 – 61.8 – 76.4 – 100. Những mức này đều đối xứng với nhau để cho ra tổng bằng 100. Ví dụ 38.2 + 61.8 = 100.

Nếu bạn để ý thì sẽ thấy mức 50 không phải là số được rút ra từ dãy Fibonacci nhưng lại được xuất hiện ở đây vì giá thường sẽ đi theo hướng phản ứng ngược khai trước các ngưỡng quan trọng. Do đó, trong các số này thì mức thoái lui quan trọng nhất chính là 38.2 – 50 và 61.8. Giá thường bị kéo thụt lùi ở 3 mức này là mạnh nhất.

Về cơ bản thì các mức cản được tạo ra được coi như một rào cản tâm lý để các trader có cái nhìn cụ thể về diễn biến của phe bán hay phe mua. Do xu hướng tăng là xu hướng chính nên giá rất có thể sẽ trở về 3 ngưỡng 38.2%, 50% hoặc 61.8%.

Cũng có khi giá hồi về tận 76.4%. Các bạn chỉ nên giao dịch ở 3 ngưỡng trên là đủ. Khi giá thực sự hồi về những điểm này thì hãy tiến lành lệnh BUY.

Khi giá có đà giảm tới các vùng khoanh đỏ thì sẽ thường có xu hướng tăng trở lại, sau đó lại giảm tiếp. Hình ảnh bên trên là một ví dụ về thị trường down trend mà các bạn cần lưu ý. Tương tự, 3 điểm quan trọng nhất vẫn là các mức 61.8% – 50% và 38.2%. Tại các điểm này, các bạn có thể đặt lệnh SELL rồi đợi giá giảm xuống sâu hơn nữa để chốt lời.

Vẽ Fibonacci Retracement như thế nào cho đúng?

Bây giờ, sau khi bạn đã biết công cụ Fibonacci Retracement nằm ở đâu trên phần mềm MT4 và Tradingview rồi. Việc tiếp theo chính là cách sử dụng Fibonacci Retracement như thế nào cho hiệu quả nhất. Tại phần trên chúng tôi có nói, việc đầu tiên và cũng là việc quan trọng nhất khi dùng Fibonacci Retracement chính là bạn cần phải xác định xu hướng của cặp tiền tệ, vàng, cổ phiếu hay dầu mà bạn muốn phân tích đang trong xu hướng nào, sau đó sử dụng Fibonacci Retracement tìm điểm hồi lại, để vào lệnh hoặc thoát lệnh.

Phần dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu bạn cách vẽ Fibonacci Retracement theo xu thế chính, gồm xu thế tăng và xu thế giảm, bạn có thể căn cứ vào những ngưỡng mà Fibonacci Retracement tạo ra để tìm kiếm điểm vào lệnh. Với xu thế đi ngang, Fibonacci Retracement sẽ không thực sự hiệu quả bạn nhé.

Hoặc bạn cũng có thể tìm đến phần Insert tìm đến  Fibonacci và chọn Retracement là được:

Với TradingView, bạn nhìn bên tay trái, tìm đến danh mục “Mô hình Pitchfork”, nhấn vào đó rồi chọn Fibonacci thoái lui:

Xu hướng tăng

Kéo con trỏ từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất của một đoạn xu hướng tăng, Fibonacci Retracement sẽ được vẽ ra như sau:

Các mức Fibonacci Retracement cơ bản trong một xu hướng tăng bao gồm 1.0 – 0.764 – 0.618 – 0.5 – 0.382 – 0.236 – 0.0 theo thứ tự từ dưới lên. Trong đó, 1.0 tương ứng với điểm thấp nhất và 0.0 là điểm cao nhất của đoạn xu hướng tăng đó. Các mức này còn được gọi là mức thoái lui của Fibonacci.

Các mức Fibonacci Retracement đóng vai trò là các mức hỗ trợ tiềm năng. Kết thúc đợt điều chỉnh giảm, nếu giá chạm vào một trong những mức thoái lui này thì giá sẽ quay đầu, tiếp tục xu hướng tăng.

Thông thường, hai mức 0.5 và 0.618 là các mức thoái lui quan trọng nhất, giá thường quay đầu sau khi chạm vào các mức này hơn so với những mức còn lại.

  • Xu hướng giảm

Kéo con trỏ từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất của đoạn xu hướng giảm sẽ ra được các mức Fibonacci Retracement được hiển thị trên biểu đồ như hình dưới:

Các mức Fibonacci Retracement của một xu hướng tăng cũng tương tự như xu hướng giảm, nhưng được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống, trong đó mức 1.0 tương ứng với điểm cao nhất, mức 0.0 là điểm thấp nhất của đoạn xu hướng giảm.

Ngược lại với xu hướng tăng, các mức Fibonacci Retracement trong xu hướng giảm đóng vai trò là các mức kháng cự tiềm năng. Giá sẽ tiếp tục xu hướng giảm khi nó chạm đến một trong các mức này sau đợt điều chỉnh tăng.

Hãy để ý, bản chất các mức của Fibonacci Retracement có tính đối xứng nhau, và khi bạn cộng các mức này lại đều cho ra kết quả bằng 1.

Tương tự như với xu hướng tăng, trong số xu hướng giảm hai mức 0.5, 0.618  vẫn là 2 mức thoái lui quan trọng nhất, giá khi quy hồi tới mức này thường có xu hướng quay trở lại xu hướng ban đầu. Như ở đây, giá sẽ tiếp tục giảm (với xu hướng giảm).

Các bước giao dịch với Fibonacci thoái lui

Tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng Fibonacci thoái lui khi bạn giao dịch. Có 3 bước khi giao dịch với Fibonacci thoái lui gồm:

Bước 1: Xác định xu hướng thị trường

Đây là bước khá đơn giản nhưng lại rất quan trọng nên không được phép xem nhẹ. Nếu thị trường đang tăng thì đây là cơ hội để bạn vào lệnh Buy. Ngược lại, nếu thị trường đang giảm thì bạn chỉ được vào lệnh khi có tín hiệu Sell.

Cách đơn giản nhất để xác định xu hướng thị trường chính là quan sát bằng mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ xác định xu hướng như trendline hay kênh giá, các tín hiệu cắt nhau tại các đường trung bình di động,…

Bước 2: Vẽ Fibonacci thoái lui

Sau khi đã xác định được xu hướng chung của thị trường thì hãy tiến hành vẽ Fibonacci thoái lui. Như ở trên, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách vẽ xu hướng tăng và xu hướng giảm. Nếu là xu hướng tăng thì hãy chờ thị trường điều chỉnh giảm rồi vẽ Fibonacci thoái lui cho động xu hướng tăng gần nhất.

Ngược lại, nếu là xu hướng giảm thì hãy đợi thị trường điều chỉnh tăng rồi vẽ Fibonacci thoái lui cho đoạn xu hướng giảm gần nhất.

Bước 3: Tìm điểm vào lệnh, đặt stop loss và take profit

Có hai cách giúp bạn vào lệnh khi giao dịch với Fibonacci thoái lui như sau:

  • Vào lệnh trực tiếp với lệnh Buy hoặc Sell khi giá chạm đến một trong các ngưỡng thoái lui quan trọng.
  • Đặt lệnh chờ giới hạn Buy Limit hoặc Sell Limit với các giá thực hiện tại một trong những ngưỡng thoái lui quan trọng.

Stop loss sẽ là điểm thấp nhất của đoạn xu hướng tăng hoặc là điểm cao nhất của đoạn xu hướng giảm. Đặt lệnh take profit sao cho tỉ lệ R:R đạt ít nhất là 2:1.

Cách giao dịch hiệu quả với Fibonacci Retracement

Như đã nói, công cụ Fibonacci Retracement sẽ phát huy tối đa tính hiệu quả của nó khi được sử dụng kết hợp với những công cụ khác, mục đích là nhằm tìm ra mức thoái lui tiềm năng của xu hướng, hay để xác định điểm vào lệnh tối ưu.

Có 3 công cụ chủ yếu mà các bạn có thể kết hợp cùng với Fibonacci Retracement, đó là:

  • Đường xu hướng trendline
  • Vùng kháng cự, hỗ trợ
  • Các mô hình nến đảo chiều

Fibonacci Retracement kết hợp đường xu hướng trendline

Trendline là một công cụ xác định xu hướng rất đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả. Khi thị trường đang trong một xu hướng cụ thể nào đó, trendline sẽ đóng vai trò như một mức cản. Nghĩa là, nếu thị trường đang tăng, khi giá điều chỉnh giảm và chạm vào trendline, giá sẽ quay đầu đi lên và ngược lại với thị trường đang giảm.

Ý tưởng của sự kết hợp này chính là khi giá bắt đầu điều chỉnh giảm/tăng, nếu giá chạm vào một mức Fibonacci Retracement và đồng thời tại đó, giá chạm vào đường trendline thì khả năng cao là giá sẽ đảo chiều để tiếp tục xu hướng chung ban đầu.

Khi giá bắt đầu điều chỉnh giảm, các bạn sẽ tiến hành vẽ Fibonacci Retracement. Xu hướng tăng trước đó đã tạo được 2 đáy, lúc này, các bạn vẽ đường trendline cho xu hướng tăng đó bằng cách nối 2 đáy này lại với nhau.

Nhiệm vụ của các bạn bây giờ là chờ đợi diễn biến của giá. Khi giá tiến đến mức Fibonacci Retracement 0.618 thì gặp trendline, lúc này đang đóng vai trò như một mức hỗ trợ. Kết hợp cả 2 điều kiện, các bạn quyết định vào lệnh Buy, và kết quả đã xảy ra như những gì chúng ta mong đợi.

Rõ ràng xu hướng chung của thị trường là đang giảm, giá liên tục tạo các đỉnh thấp hơn, các bạn vẽ đường trendline cho xu hướng này.

Khi giá bắt đầu điều chỉnh tăng, các bạn vẽ Fibonacci Retracement cho một đoạn xu hướng giảm gần nhất và chờ đợi.

Giá chạm vào đường trendline đang có vai trò như một ngưỡng kháng cự, đồng thời tại đó cũng chính là mức thoái lui 0.618. Khả năng giá đảo chiều là rất lớn, các bạn có thể tự tin để vào lệnh Sell tại đây,

Sử dụng kết hợp với vùng kháng cự, hỗ trợ

Nếu trong một xu hướng tăng mà gặp ngưỡng hỗ trợ thì giá sẽ đi lên. Đổi lại, với một xu hướng giảm mà gặp ngưỡng kháng cự thì sẽ đi xuống. Mức giá được xem là ngưỡng cự hay hỗ trợ mạnh nếu mức giá nhiều lần vào ngưỡng đó và quay đầu.

Ý tưởng sử dụng Fibonacci kết hợp với vùng kháng cự, hỗ trợ vì đường xu hướng đóng vai trò như một vật cản của một xu hướng cụ thể. Nếu sử dụng kết hợp với vùng kháng cự, hỗ trợ thì bạn sẽ có thể quan sát những vùng giá quan trọng trước đó.

Nếu giá tiến đến một trong các mức thoái lui đồng thời các mức thoái lui lại nằm trong vùng giá quan trọng trong quá khứ thì rất nhiều khả năng giá sẽ phản ứng lại với xu hướng hiện tại. Khi thị trường kết thúc đợt điều chỉnh thì giá sẽ trở lại xu hướng ban đầu.

Ví dụ: Cặp USD/JPY trên khung D1

Trong xu hướng giảm, giá của cặp USD/JPY được điều chỉnh về mức 0.618, cũng chính là mức Fibonacci Retracements có kháng cự tạo bởi đáy gần đó. Vì vậy khả năng giá quay đầu tại mức này sẽ cao hơn so với các mức khác.

Sử dụng Fibonacci với mô hình nến đảo chiều

Mô hình nến đảo chiều chính là mô hình cấp tín hiệu giá đảo chiều xu hướng. Đây là một trong những công cụ rất mạnh trong phương pháp phân tích hành động giá. Chính vì thế, nếu kết hợp với Fibonacci thoái lui thì sẽ mang đến hiệu quả cao hơn, giúp chúng ta xác định được điểm vào lệnh xác suất thành công cao hơn.

Trên đây là hướng dẫn sử dụng Fibonacci thoái lui cho người mới. Đây là một công cụ phân tích rất hiệu quả và được sử dụng rất phổ biến trong thị trường Forex. Nếu bạn muốn vào lệnh thành công, tỉ lệ ăn lời cao thì hãy học cách sử dụng công cụ này, kết hợp với các công cụ phân tích khác.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về Fibonacci Retracement, về cách vẽ và cách sử dụng công cụ này sao cho hiệu quả nhất. Những gì chúng tôi trình bày có thể sẽ không hiệu quả trong một số tình huống nhất định, nhưng nó sẽ là nền tảng để các bạn có thể thực hành được trên thị trường, từ đó đúc kết được kinh nghiệm riêng cho mình. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Mở tài khoản HFM tại đây.
Bài trước
Bài tiếp

Comment của bạn